Năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và xu thế phát triển dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng sâu rộng
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, ngay từ những ngày đầu tiên dịch bệnh bùng phát, Bộ KH&CN đã huy động lực lượng các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu ở Việt Nam và doanh nghiệp phối hợp xác định, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phục vụ công tác phòng chống dịch; kịp thời triển khai theo quy trình đặc biệt các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, chế tạo bộ KIT phát hiện hiện vi rút corona chủng mới (SARS-CoV2), kháng thể đơn dòng, phác đồ điều trị, robot và máy thở phục vụ tình huống ứng phó với các cấp độ dịch bùng phát
Phát huy nền tảng hệ tri thức việt số hóa trong phòng, chống dịch
Đúng 10 giờ 10 phút 10 giây ngày 01/01/2018, đề án “Hệ tri thức Việt số hoá” chính thức khởi động với mục tiêu “Chia sẻ tri thức - Cổ vũ sáng tạo - Kết nối cộng đồng – Vì tương lai Việt Nam”. Sáng 01/10/2019, Ra mắt nền tảng Bản đồ số - Vmap và Hệ thống thông tin nhân đạo – iNhandao dành cho người Việt. Hiện có hơn 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước. Ngày 30/1/2020: Hệ tri thức Việt số hóa được Trưởng ban chỉ đạo yêu cầu tham gia chống dịch.
Bộ KH&CN phối hợp với các bộ, ngành phát huy nền tảng của Hệ tri thức Việt số hóa trong việc xây dựng bản đồ vùng dịch sử dụng Vmap, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm tại các điểm du lịch; xây dựng phần mềm khai báo y tế.
Tham gia Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống dịch COVID 19 tập hợp, huy động các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu và kịp thời có các sản phẩm KH&CN phục vụ hiệu quả công tác truy vết, kiểm soát các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch, dự báo dịch tễ,…
Ngày 8/2/2020 Ra mắt Trang tin chính thức của Bộ Y tế về dịch bệnh COVID-19 tại địa chỉ ncov.moh.gov.vn, có lượng truy cập đông nhất về dịch, được dẫn chính thức trên Google, Facebook. Phục vụ hơn 30 triệu user với 50 triệu lượt view mỗi ngày. Ngày 15/2/2020: Thiết lập kênh hỗ trợ dịch từ xa kết nối Hội hồi sức cấp cứu hỗ trợ ổ dịch Sơn Lôi. Ngày 6/3/2020: Phát hiện ca nhiễm Covid-19 thứ 17 - trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Hà Nội. Ngày 8/3/2020: Tổ thông tin phản ứng nhanh được thành lập, thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ để truy vết khoanh vùng dập dịch.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng tặng hoa chúc mừng và trao Bằng khen cho các cá nhân.
- Sử dụng phân tích thông tin dữ liệu lớn kết hợp dịch tễ học và các thực tiễn xã hội để cung cấp nhanh, kịp thời cho Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống dịch. Xác định các ca nhiễm xâm nhập trên các chuyến bay. Điều tra, phát hiện , khoanh vùng các ca nhiễm đầu tiên báo cáo Ban chỉ đạo đưa ra các hành động cụ thể nhằm phát hiện, khoanh vùng các ổ dịch hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.Hỗ trợ xử lý các trường hợp nghi nhiễm và phát hiện, nguồn lây bệnh tại các ổ dịch nội bộ như bệnh viện Bạch Mai, Hạ Lôi, quán Buddha…
Ngày 3/4/2020: Hệ tri thức Việt số hóa cùng với Microsoft, triển khai hệ thống học trực tuyến chống dịch miễn phí trên nền tảng Microsoft team đã huy động thêm 270 nhà khoa học trên toàn thế giới cùng nghiên cứu với hàng ngàn lượt trao đổi, hàng trăm buổi họp để đưa ra các giải pháp chống dịch.
Ngày 10/4/2020, báo cáo mô hình đánh giá nguy cơ dựa trên các tiêu chí đã được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng và phân loại mức độ nguy cơ dịch bệnh làm 3 nhóm: nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp. Đề xuất đã được Ban chỉ đạo kiến nghị Chính phủ thực hiện giải pháp này. Sau đó Việt Nam chuyển sang giai đoạn bình thường mới.
Làm chủ công nghệ chế tạo bộ Kít phát hiện SARS-CoV-2 ngang tầm thế giới
Xác định rõ tầm quan trọng đặc biệt của việc phải sớm có bộ kít phát hiện SARS-CoV2 để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ KH&CN đã đặt hàng Học viện Quân y chủ trì phối hợp với Công ty cổ phẩn công nghệ Việt á triển khai nghiên cứu chế tạo bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc,tặng hoa chúc mừng và trao Bằng khen các cá nhân.
Với tinh thần chống dịch như chống giặc, sau 01 tháng trải qua các bước nghiên cứu, kiểm định chất lượng theo quy trình nghiêm ngặt, trên hệ thống thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế, bộ KIT real-time RT-PCR với nhiều ưu điểm như độ nhạy, độ đặc hiệu cao, đơn giản, dễ sử dụng, cho kết quả nhanh, giá thành hợp lý đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Đến nay, hơn 230.000 test đã được cung cấp cho hầu hết các cơ sở xét nghiệm trong cả nước. Hàng ngàn test đã được gửi tặng các nước bạn như Lào, Campuchia, Hungary, Indonexia, góp phần tăng tình hữu nghị với các nước
Bộ kit cũng đã được Cơ quan y tế và chăm sóc xã hội Vương Quốc Anh cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Châu Âu và cấp phép lưu hành tự do khu vực Châu Âu cho bộ KIT, Tổ chức Y tế Thế giới đã có thư chấp thuận và đưa vào quy trình đánh giá sử dụng khẩn cấp. Sự kiện này mở ra cơ hội xuất khẩu bộ KIT ra thị trưởng Châu Âu và toàn cầu, đồng thời chứng minh năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất bộ KIT của Việt Nam ngang tầm các nước trên Thế giới.
Hỗ trợ đắc lực công tác phòng, chống dịch..
Chỉ sau hai tuần được Bộ KH&CN đặt hàng, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu, chế tạo hệ thống robot hỗ trợ y tế hoạt động trong khu vực cách ly để thay thế, hỗ trợ nhân viên y tế các công việc vận chuyển nhu yếu phẩm, chăm sóc các bệnh nhân và người nghi nhiễm. Robot Vibot1 đã được thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng tại bệnh viện Bắc Thăng Long, là nơi cách ly, điều trị các bệnh nhân Covid.
Qua tính toán sơ bộ, mỗi robot có thể thay thế được 3-5 nhân viên y tế. Ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, việc sử dụng robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng được tốt hơn.
Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định tặng hoa và trao Bằng khen cho các cá nhân.
Robot lau sàn khử khuẩn phòng bệnh có tên NaRoVid1 được Bộ KH&CN giao cho Viện Ứng dụng Công nghệ thực hiện đã hoàn thành trong vòng hơn 2 tuần cũng đã được thử nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Robot này có thể hoạt động trong khu vực cách ly để thay thế, hỗ trợ nhân viên y tế công việc lau sàn nhà dùng chất khử khuẩn. Nhờ được gắn các cảm biến, robot có thể tự động di chuyển theo chu trình người vận hành thiết lập, tránh mọi vật cản trên đường đi. Đặc biệt, nó có thể khử khuẩn chính mình trước khi đi ra khỏi phòng cách ly. Đây là một tính năng mới, đảm bảo đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
Đổi mới đồng bộ, toàn diện hoạt động KH&CN
Những thành tựu KH&CN nổi bật trong thời gian qua cho thấy, ngành KH&CN đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Đảng và Nhà nước giao trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam Bùi Nhật Quang và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, lên sân khấu tặng hoa chúc mừng và trao Bằng khen cho các cá nhân.
Việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong các Viện/trường/tập đoàn/doanh nghiệp đã mang đến diện mạo và sức cạnh tranh mới trên trường quốc tế. Điều đó càng minh chứng cho sự hợp tác công - tư trong việc phát triển KH&CN, kết hợp tốt hơn giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển KH,CN và đổi mới sáng tạo giải quyết những vấn đề đặt ra từ cuộc sống.
Năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và xu thế phát triển dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng sâu rộng. Để KH&CN thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần tiếp tục kiên trì thực hiện các giải pháp đổi mới toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý KH&CN, phát triển tiềm lực và trình độ KH&CN, hợp tác mạnh mẽ với các lực lượng doanh nghiệp và thị trường, chủ động kết nối và hợp tác đối tác chiến lược với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Bài, ảnh: PV