Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 12:04 am
Cập nhật : 06/12/2020 , 07:12(GMT +7)
Nhà khoa học nữ và niềm đam mê nghiên cứu khoa học
Nhà khoa học nữ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong các nghiên cứu khoa học
Nhiều phụ nữ đã chọn cho mình con đường khó khăn khi dấn thân vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học- “địa hạt” mà đàn ông vẫn đang chiếm ưu thế. Mặc dù vậy, thành công và sự đóng góp quan trọng của họ trong các lĩnh vực khoa học, xã hội khiến ngay cả “phái mạnh” cũng phải ngả mũ thán phục.

Nghiên cứu gắn với nhu cầu thực tiễn đời sống

Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư mỗi năm; tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra. Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh. Để phòng chống căn bệnh nan y này, về phía các cơ sở y tế, cùng với sự tiến bộ nói chung của nền y học thế giới và Việt Nam, trình độ và kỹ thuật phát triển đã giúp tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị ung thư hiệu quả đã tăng lên rõ rệt. 
 
Sản phẩm Cumar Gold Kare hỗ trợ, điều trị  ung thư đạt hiệu quả cao của công ty Dược Mỹ phẩm CVI là sự hợp tác giữa TS. Hà Phương Thư, Trưởng phòng Vật liệu nano y sinh, Viện Khoa học vật liệu thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và công ty dược mỹ phẩm CVI. Là kết quả của đề tài khoa học nghiên cứu “Quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc Nano lên tế bào ung thư”, sản phẩm có khả năng giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng, ngăn ngừa suy kiệt sau hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư.
Được biết, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong việc nghiên cứu và chế tạo Phức hệ Nano FGC với nhiều ưu thế vượt trội so với những hệ dẫn truyền thống, thông qua việc cải thiện độ tan, tối ưu khả năng bao gói, bảo vệ dược chất khỏi những rào cản sinh học, nâng cao thời gian lưu thông của hoạt chất trong hệ tuần hoàn, tập trung hoạt chất tại vùng khối u thông qua hai cơ chế hướng đích: thụ động và chủ động. Điểm đột phá của Phức hệ Nano FGC là nghiên cứu thành công từ việc sử dụng hoàn toàn nguyên liệu cây cỏ Việt Nam: tam thất, nghệ vàng và rong biển.
 
TS. Hà Phương Thư, Trưởng phòng Vật liệu nano y sinh, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, Phức hệ nano FLC dựa trên 3 thành phần. Thứ nhất là fukedan được tách từ rong nâu. G tức là Gutorinsen được tách từ củ tam thất bắc và C là cucumin được tách từ nghệ. Nhóm nghiên cứu đã dùng công nghệ nano mục tiêu là phát huy tối đa các dược chất trong 3 loại cây là tam thất, nghệ và rong biển để tăng hiệu quả của các dược liệu này, cụ thể là trong việc phòng ngừa và điều trị ung bướu.  
 
Tiến hành thử nghiệm hoạt tính sinh học tại Học viện Quân Y cho thấy, CumarGold Kare có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thư, đặc biệt trên dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư gan Hep-3B, ung thư vòm họng HTB-43. Tế bào ung thư có biểu hiện thưa thớt dần theo thời gian, hình dạng bị biến đổi, thoái hóa. Sau khi bắt tay với công ty dược phẩm CVI bằng cách chuyển giao nguồn nguyên liệu phức hệ Nano FGC, sản phẩm Cumargold Kare đã ra đời và nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận.
 
Có nghiên cứu thiết thực, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, kết hợp tốt với các doanh nghiệp trong việc thương mại hóa sản phẩm chính là bí kíp thành công của nhiều nhà khoa học. Bên cạnh đó, nhằm chủ động trong việc đưa sản phẩm nghiên cứu đến người tiêu dùng, nhiều nhà khoa học đã chủ động mở doanh nghiệp để thương mại hóa cho chính sản phẩm do mình nghiên cứu.
 
Xuất thân là một cán bộ quản lý thuộc Bộ KH&CN, bà Nguyễn Thị Đông có cơ hội thường xuyên tiếp xúc, học hỏi các giáo sư đầu ngành, tiếp cận với các quyển dược điển lớn. Chính điều đó đã giúp bà có một nền tảng vững chắc trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Một số đề tài bà đã nghiên cứu thành công và có giá trị ứng dụng cao như: Sản xuất xà phòng tắm từ dầu dừa, than hoạt tính, nghệ đen, sản xuất các loại kháng sinh có tính diệt khuẩn, diệt vi rút cao được chiết suất từ các loại cây và lá có sẵn các ở vùng miền Việt Nam. Để những ý tưởng, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của mình được ứng dụng vào thực tiễn, sau khi nghỉ hưu bà Đông đã thành lập công ty riêng để nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm hóa mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Sau những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng trong nước, bà đã mạnh dạn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Bà Đông chia sẻ, bí kíp của sự thành công mà bà có được chính là hiểu rõ về thị trường, hiểu rõ về nghiên cứu của mình phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
 
Nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới; những năm qua công ty do bà làm chủ đã không ngừng đầu tư mở rộng nhà xưởng, lắp đặt mới các dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng, tăng sản lượng sản phẩm đưa ra thị trường. Vì vậy, từ một công ty có quy mô sản xuất nhỏ, số vốn điều lệ ban đầu là 2 tỷ đồng năm 2008, đến nay đã tăng lên gần 200 tỷ đồng, doanh thu hàng năm ước đặt trên 300 tỷ đồng. Chia sẻ về những thành công đạt được, bà Đông cho biết để thương mại hóa thành công các nghiên cứu thì chính bản thân các nghiên cứu đấy phải hướng đến người tiêu dùng.
 
Sống "hết mình" cho đam mê nghiên cứu khoa học
 
Thực tế cho thấy, hiện có rất nhiều các sản phẩm của nữ nhà khoa học đang được thị trường đón nhận bởi tính hiệu quả và giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của người Việt Nam. Tuy nhiên, để có những thành công như vậy các nhà khoa học nữ đã vượt qua muôn vàn khó khăn để vừa làm tốt thiên chức là người phụ nữ của gia đình nhưng vẫn sống hết mình cho đam mê nghiên cứu khoa học và nhận được sự khen ngợi từ chính các đồng nghiệp nam.
 
 
Nhà khoa học nữ giới thiệu các kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp
 
Tuy nhiên, theo Nhà khoa học, doanh nhân Nguyễn Thị Đông khẳng định, để đi đến thành công, việc đầu tiên phải làm cho tốt là làm thế nào để sản phẩm khi đưa đến người tiêu dùng được chấp nhận, tuy nhiên bà Đông cũng cho rằng, đó là cái khó. Muốn làm được như vậy nhà khoa học cần có sự đam mê quyết tâm quyết tâm. 
TS. Nguyễn Văn Mười, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định, những nữ nhà khoa học, ngoài việc bận rộn những cũng sắp xếp thời gian tập trung vào việc nghiên cứu, tìm hiểu, tìm tòi những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến để ứng dụng cho Việt Nam. Theo tôi hiện nay đối với một nhà khoa học nữ không còn khác xa so với nam giới.
 
Th.s Vũ Văn Quang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, trong giai đoạn hiện nay phụ nữ có rất nhiều tiến bộ trong suy nghĩ công việc chuyên môn và công việc xã hội khác với công việc ngày xưa . Không chỉ có công việc gia đình, ngày nay phụ nữ mạnh dạn trong công tác nghiên cứu, cống hiến cho xã hội.
 
Không chỉ nhận được sự khen ngợi, ngưỡng mộ từ phía các đồng nghiệp nam, nhiều nữ nhà khoa còn được cộng đồng khoa học quốc tế ghi danh vì đã có nhiều công trình thiết thực có thể kể đến như TS. Nguyễn Thị Hiệp cùng 14 nhà khoa học nữ các nước đã nhận giải thưởng “Tài năng trẻ quốc tế” do Quỹ L’Oreal phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) trao tặng. Đây là lần thứ hai giới khoa học nữ Việt Nam nhận được vinh dự này. Trước đó, nhiều nhà khoa học như TS trẻ Trần Hà Liên Phương - giảng viên bộ môn kỹ thuật y sinh Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) được vinh danh tại lễ trao giải thưởng Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của quỹ L’Oréal và UNESCO tại đại học Sorbone, Paris (Pháp).
 
Hay hai nhà khoa học nữ đạt Giải thưởng này là PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài (Trưởng khoa Dược – Trường Đại học Y dược thuộc Đại học Huế) và TS. Trần Thị Ngọc Dung (Trưởng phòng Công nghệ Thân môi trường - Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài được lựa chọn vì tìm ra những sản phẩm ứng dụng làm thuốc từ nguồn dược liệu y học dân tộc cổ truyền và nghiên cứu phát triển tìm kiếm thuốc mới trong định hướng phát triển sản phẩm giảm cân, sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, suy giảm trí nhớ ở người già.
 
Còn TS. Trần Thị Ngọc Dung được đáng gia cao vì những nghiên cứu mang tính ứng dụng cao về vật liệu nano trong các loại sản phẩm như băng gạc điều trị vết thương, vết loét lâu lành, bộ dụng cụ lọc dùng cho mục đích làm sạch nước quy mô gia đình, khẩu trang phòng chống ô nhiễm môi trường, dung dịch vệ sinh phụ nữ... họ đã và đang là những điển hình thực sự cho thế hệ khoa học tiếp theo, sẽ truyền cảm hứng cho nhiều nhà nữ khoa học trẻ hơn đi theo con đường này và cùng nhau viết nên lịch sử phát triển khoa học ở Việt Nam.
 
Bài, ảnh: PV
 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner