Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 04:23 am
Cập nhật : 20/02/2012 , 14:02(GMT +7)
Người thầy công nghệ điện ảnh Việt Nam
PGS.TS Trần Quang Ngọc (Ảnh: Trần Quang Ngọc)
PGS.TS Trần Quang Ngọc, tác giả của cụm công trình “Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ ngành Điện ảnh phục vụ kháng chiến bảo vệ tổ quốc và phục hồi kinh tế sau chiến tranh” vừa vinh dự nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN chia sẻ: “Trong khói đạn bom dày với bao khắc nghiệt, thiếu thốn của năm tháng kháng chiến, công trình nghiên cứu của ông đã để lại cho đời một “kho báu” vô giá”

Khắc phục khó khăn...

Được bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài nuớc biết đến là một nhà khoa học duy nhất thành công trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ điện ảnh, cụm công trình của ông đã để lại cho ngành công nghệ điện ảnh những cái mà thời chiến ngay cả khi có tiền cũng không thể có được. Giá trị công nghệ và giá trị thực tiễn to lớn của cụm công trình là tâm huyết và sự lao động sáng tạo không mệt mỏi của một con người không chịu khuất phục trước khó khăn.

Ông Ngọc cho biết, những năm tháng chiến tranh ác liệt chống mỹ cứu nước, mỗi buổi tối chiếu phim lưu động là một thời khắc hiếm hoi tiếp thêm “máu” cho  bộ đội ở chiến trường, phim ảnh như một thứ vũ khí sắc bén tạo thêm sức lực,tinh thần cho quân và dân ta đánh và chiến thắng một đế quốc hùng mạnh, dành độc lập cho dân tộc.

Vì vậy mỗi khi có một lý do nào đó máy móc bị hỏng mà buổi chiếu phim bị dừng, mỗi khi chứng kiến bao ánh mắt dõi theo chờ sửa máy ông lại thấy mình có lỗi. Vậy là ông ngày đêm nghiên cứu, rồi những thứ đơn giản nhất từ những thứ tưởng chừng như bỏ đi lại được  ông  tận dụng để làm vật liệu sửa và chế tạo  máy. Để rồi khi  nhìn bộ đội, đồng bào chăm chú dõi theo từng thước phim, từng cảnh quay trên màn ảnh rộng ông lại thấy mình vui hơn, công sức bản thân đã được đền đáp.

Ông tâm sự, làm cái nghề này lúc nào cũng phải chú ý đến từng chi tiết kỹ thuật của máy, chẳng hạn như, làm sao để máy chiếu tốt hơn, bộ đội cùng đồng bào không còn bị mừng hụt mỗi khi những buổi chiếu phim bị gián đoạn vì máy hỏng.

Và để có được những thước phim quý giá đó, trong suốt những năm từ 1960 đến 1969 ông may mắn được cử sang Liên Xô học chuyên ngành kỹ thuật điện ảnh. Về nước với tấm bằng tiến sỹ duy nhất đúng vào thời điểm cuộc chiến chống Mỹ cứu nước gay go ác liệt nhất, dù thiếu thốn, khó khăn ông vẫn quyết tâm nghiên cứu và cho ra hàng loạt công trình giúp cho ngành điện ảnh thời kỳ bấy giờ có đuợc những thươc phim chân thực.

Kể về những câu chuyện trong thời chiến, ông nói: còn nhớ khâu sản xuất trong công nghệ ngành điện ảnh Việt Nam thời kỳ kháng chiến hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của nước ngoài (Liên Xô). Trước đó các nhà khoa học Việt Nam thời điểm bây giờ không thể có công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Vì thế, tôi xác định đã được coi là “thuyền trưởng” của ngành điện ảnh với tấm bằng tiến sỹ kỹ thuật, tôi tâm nghiên cứu, với nguyên vật liệu sẵn có trong nước để tạo ra những thiết bị mới, với quy trình công nghệ cao bảo đảm sản xuất phim, bảo vệ phim, phổ biến phim đến công chúng cả nước.

Những công trình đi cùng năm tháng

Từ công nghệ học được, ông đã nghiên cứu cho ra những thiết bị không giống bất kỳ nước nào trên thế giới,  phù hợp với tình hình trong nước lúc bấy giờ và mang lại hiệu quả cao. Thiết bị của ông được hội đồng khoa học nhà nước đánh giá tốt cả về thực tiễn cũng như hiệu quả kinh tế mang lại.

Thành công nhất có thể kể đến máy in phim chiến trường do ông sáng chế, nặng 3 - 4 kilogam, có đủ tính năng cơ bản để in phim mà không cần điện, đèn, buồng tối… giải quyết tại chỗ về in phim trong trong điều kiện khó khăn, rút ngắn thời gian ngắn khi vận chuyển ra Bắc.

Hay việc sáng chế cơ cấu tự động chiếu phim liên tục (CPLT) năm 1972 bằng một máy duy nhất thay vì nhiều máy cũng là thành thành công nữa đối với cá nhân ông. Sáng chế này đã rút ngắn được một máy chiếu so với hai máy chiếu như trước và giảm được nhiều người phục vụ. Công trình của ông sau khi đưa vào sử dụng hiệu quả đã được gửi sang Tổ chức Phát minh sáng chế quốc tế (OMPI) và ủy Ban Phát minh sáng chế Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Đức và vinh dự được nhận bằng sáng chế số 10, (cấp Quốc tế) lúc bấy giờ.

Thành công nối tiếp thành công, công trình sản xuất đèn hồ quang chiếu bóng, một trong những công trình đạt hiệu quả cao về kinh tế của ông đã giải quyết được vấn đề bị động khi ngành điện ảnh nước ta thường xuyên phải nhập ngoại. Để có được đèn hồ quang, ông phải làm hàng nghìn thí nghiệm cơ sở mới tạo ra được giây truyền sản xuất, đáp ứng đủ yêu cầu cho nghành điện ảnh và hỗ trợ nhiều ngành khoa học khác.

Bên cạnh những thành công đạt được, ông Ngọc cũng cho biết gặp không ít khó khăn thời bấy giờ trong việc sản xuất phim ra nước ngoài với mục đích quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới đó là làm phim cần có phụ đề. Để làm phụ đề giới thiệu phim ra nước ngoài, ngành điện ảnh đã chi nhiều tiền để nhập trang thiết bị, cử người đi học, mời các chuyên gia nhưng số lượng đầu phim và chất lượng phụ đề vẫn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Không chịu khuất phục trước khó khăn, ông lại đề xuất phương án làm phụ đề phim kiểu lộ sáng, đơn giản, chất lượng tốt mà không cần nhập thiết bị, thậm chí chỉ mất thời gian ngắn có thể kịp làm phim đi dự liên hoan phim quốc tế thời điểm đó…

Những công trình nghiên cứu của ông đã đi vào thực tiễn như một trong những phát minh vĩ đại mà ngày nay nhiều nhà khoa học phải nể phục. Ngoài hiệu quả kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ và phục vụ kháng chiến, công trình của ông còn giúp phổ biến chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước thời bình. Với công trình nghiên cứu của mình, ông xứng đáng là người thầy của ngành công nghệ điện ảnh nước nhà.

PGS.TS Trần Quang Ngọc, sinh năm 1937 , sau khi tốt nghiệp đại học, ông chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh, tốt nghiệp tiến sĩ tại trường kỹ sư điện ảnh Lenigrat (Liên xô), làm công tác nghiên cứu, tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học…, PGS,TS Trần Quang Ngọc là người sáng lập và nguyên là viện trưởng viện kỹ thuật điện ảnh và Video Việt Nam.

Trong các cụm công trình và cụm công trình đuợc Giải thuởng Hồ Chí Minh về KH&CN 2010, có 3 công trình được cấp bằng sáng chế quốc tế, 1 được cấp bằng Độc quyền giải pháp hữu ích, 1 huy chuơng Bạc, 1 huy chương Đồng. 2 công trình được Uỷ ban KHKT Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả. 1 công trình được Ban chấp hành Liên hiệp Công đoàn các cơ quan trung ương tặng giấy khen.

Ngũ Hiệp (Ghi)







Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner