Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 01:22 am
Cập nhật : 28/05/2012 , 08:05(GMT +7)
Người nhân giống thành công loài cây có nguy cơ tuyệt chủng
iến sĩ Trần Vinh bên cây thủy tùng hơn một năm tuổi
Cuối năm 2011, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên Trần Vinh bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ với đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống làm cơ sở bảo tồn loài thủy tùng”. Đề tài được Hội đồng khoa học Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đánh giá tốt, có tính ứng dụng cao đã mở hướng cứu loài thủy tùng thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Thủy tùng (thông nước) là loại cây gỗ thân to. Cây trưởng thành cao hơn 20m, đường kính gốc có thể lên tới hơn 1m, vân gỗ đẹp, gỗ có mùi thơm. Thủy tùng có giá trị kinh tế và khoa học, có tên trong Sách đỏ Việt Nam, được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng và là một trong 10 loài thông được ưu tiên bảo tồn. Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã công bố thủy tùng là một trong những loài cây bị săn lùng ráo riết nhất.

Ở nước ta, Đắc Lắc là tỉnh duy nhất còn lại hai khu bảo tồn thủy tùng, gồm: Khu bảo tồn Ea Ral, huyện Ea H’Leo còn khoảng 200 cây, Khu bảo tồn Trấp Ksơr, huyện Krông Năng còn 30 cây. Với số lượng hiện còn ít ỏi và bị săn lùng ráo riết, nguy cơ thủy tùng bị tuyệt chủng là rất cao.

Từ năm 2007, Tiến sĩ Trần Vinh bắt đầu nghiên cứu nhân giống, bảo tồn thủy tùng và đến đầu năm 2011, ông đã thành công trong việc nhân giống thủy tùng bằng ghép chồi trên gốc ghép của cây bụt mọc (Taxodium distichum). Hiện nay, những cá thể thủy tùng ghép chồi đầu tiên trồng ở môi trường tự nhiên, gồm cả đất trên cạn và đất ngập nước, đều sinh trưởng rất tốt. Tỷ lệ sống bằng phương pháp ghép chồi đạt 70%. Tính đến trung tuần tháng 5-2012, ông Vinh đã ươm và trồng được hơn 1000 cây, trong đó lứa cây ươm ghép đầu năm 2011 nay đã cao 1,4m, có đường kính gốc 3-4cm, một số cây đã ra nón (hoa và trái của loài lá kim).

Qua trao đổi, chúng tôi được biết, trước khi đạt thành công ghép chồi thủy tùng với gốc cây bụt mọc, Tiến sĩ Trần Vinh đã gặp thất bại khi tiến hành ghép chồi thủy tùng với gốc cây sa mu (một trong 2 cây cùng loài với thủy tùng). Sau thất bại này, ông tiếp tục nghiên cứu và quyết định nhập hạt giống cây bụt mọc từ Mỹ về ươm, sau đó lấy gốc ghép với chồi thủy tùng từ các khu bảo tồn thủy tùng của tỉnh Đắc Lắc (bụt mọc là loại cây có họ hàng gần gũi nhất với thủy tùng) và đã thành công. Đến nay, sau khi ghép và nhân giống thành công, một số cây thủy tùng được di thực ra trồng ở môi trường tự nhiên cả vùng đất trên cạn và vùng đất ngập nước. Tiến sĩ Trần Vinh cho biết, dựa trên những thành công của đề tài nghiên cứu của mình, năm 2013, tỉnh Đắc Lắc sẽ triển khai Dự án bảo tồn loài thủy tùng. Ông cũng đã cung cấp một số cây giống thủy tùng cho các nhà khoa học, bạn bè và bà con nhân dân địa phương trồng thử, thủy tùng non phát triển khá tốt.


Nguồn tin: Quân đội nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner