Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ bảy, 23/11/2024 , 05:50 am
Cập nhật : 25/01/2013 , 09:01(GMT +7)
Nghệ An: Ứng dụng khoa học đem lại cơ hội mới cho người nông dân
Tận dụng các thế mạnh của vùng, nguồn nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động dồi dào, Nghệ An đã tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhờ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân…
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, từ năm 2007, Nghệ An đã tiến hành xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý “Vinh” cho sản phẩm cam quả của tỉnh cho ba giống: Cam Xã Đoài, cam Sông Con và cam Vân Du. Các giống cam này được trồng chủ yếu tại vùng Xã Đoài (các xã Hưng Trung, Nghi Diên, Nghi Hoa thuộc ranh giới hai huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc) và vùng Phủ Quỳ (bao gồm huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp). Tổng diện tích trồng cam tại các vùng này khoảng hơn 1.976 ha. Đi cùng với công tác tổ chức quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, quy trình kỹ thuật chuẩn về canh tác, bảo quản cam Vinh cũng được xây dựng để thống nhất áp dụng, đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Các hoạt động xây dựng hệ thống nhận diện nhãn hiệu cũng được triển khai đồng bộ.
Theo Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Nghệ An Phạm Hồng Hải, từ khi đăng bạ chỉ dẫn địa lý, trở thành tài sản quốc gia, giá trị và hiệu quả kinh tế của cây cam đã tăng 2-3 lần cho người trồng cam, nâng cao vị thế cho quả cam của tỉnh Nghệ An. Nhờ đó, nhiều hộ dân trồng cam đang vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn. Gia đình ông Nguyễn Thiện Thành, xóm Minh Hồ, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợplà một ví dụ. Ông Thành cho biết, với diện tích hơn 2ha trồng toàn giống cam Xã Đoài, gia đình thu được gần 600 triệu đồng mỗi năm, trừ đi chi phí, có thể đạt đến 200 triệu đồng/ha.
Bên cạnh cây cam, Nghệ An còn chuyển giao cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu, không chỉ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có (rơm) mà còn mở ra một ngành nghề mới đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân. Theo hạch toán của nông dân huyện Yên Thành (Nghệ An) mỗi lứa nấm từ khi trồng đến khi thu hái là 3 tháng; 1 tấn rơm nguyên liệu có thể cho thu hoạch 8 tạ nấm. Với giá bán trên thị trường hiện nay giao động từ 25-30 nghìn đồng/kg (đối với nấm sò), 40 nghìn đồng (đối với nấm rơm), có thể cho thu nhập khoảng 20-30 triệu đồng/lứa. Sau khi trừ chi phí vẫn còn lãi hơn một nửa. Do đó, tới đây, nghề trồng nấm sẽ dần thay thế cho nhiều loại cây trồng vụ đông ở một số địa phương vốn mang lại hiệu quả thấp do nông dân phải đối mặt với phân bón tăng cao, thời tiết bất thường và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Cũng nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa nhiều giống cây, con mới vào nuôi trồng để tăng năng suất, chất lượng mà hàng ngàn hộ dân trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đang dần thoát nghèo. Chẳng hạn từ trồng mía tại xã Quế Sơn, Quế Phong, mỗi ha mía, người dân thu về trung bình 75 tấn, tính ra thu về được gần 70 triệu đồng; hay trồng chanh leo tại xã Tri Lễ, Quế Phong, trừ năm đầu tiên năng suất chưa cao thì những năm tiếp theo 1 ha chanh leo cho thu nhập đạt trên 150 triệu đồng… Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của một số xã đã giảm mạnh, điển hình như tại Quế Sơn, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là trên 46%, sang năm 2012 đã giảm xuống còn 34,7% và dự kiến năm 2013 tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 27,6%.
Ngoài ra, để hướng tới việc sản xuất sạch, Nghệ An còn chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Copost Maker xử lý phế thải nông nghiệp làm phân bón. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN đã sản xuất 10 tấn chế phẩm cung cấp cho nhu cầu cả tỉnh. UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt chính sách hỗ trợ việc tập huấn và mua chế phẩm sinh học Copost Maker để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp, với mức hỗ trợ tiền mua chế phẩm từ 50 – 70% tùy theo địa bàn đồng bằng hay miền núi, thời gian hỗ trợ trong 3 năm bắt đầu từ năm 2012. Đến nay đã có 10 huyện đăng ký với số lượng trên 30 tấn...
Trong năm 2013, công tác nghiên cứu khoa học của tỉnh Nghệ An vẫn theo hướng tiếp cận nhanh và áp dụng các tiến bộ KHCN, ưu tiên đầu tư cho việc khảo nghiệm, đưa các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt và thích nghi cao vào sản xuất; Phát triển hệ thống các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao KHCN; Đầu tư nâng cao năng lực KHCN nội sinh cho các đơn vị, cơ quan KHCN hiện có, thực hiện tốt sự phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trường đại học để giải quyết các nhiệm vụ KHCN phục vụ phát triển KT-XH.../.
Nguồn tin: VEN

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner