Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 09:29 am
Cập nhật : 12/11/2013 , 15:11(GMT +7)
Ngày Pháp luật Việt Nam: Thông điệp về một đất nước thượng tôn hiến pháp, pháp luật
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ công bố ngày Pháp luật (nguồn: chinhphu.vn)
Năm 2013 là năm đầu tiên cả nước lấy ngày 9/11 hàng năm là ngày Pháp luật Việt Nam, nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thuợng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Sau quy định của Hiến pháp về ngày Quốc khánh, đây là lần thứ 2, có một đạo luật quy định về một sự kiện chính trị, pháp lý đuợc tổ chức hàng năm.

Giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người

Có thể nói phổ biến pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia. Đó là khâu then chốt nhằm ngăn ngừa, hạn chế các loại tội phạm, góp phần thiết lập trật tự kỷ cương xã hội. Ngày Pháp luật là một trong những hình thức, biện pháp, là một mô hình triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Với chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, ngày pháp luật đầu tiên của nước ta đã được chính thức công bố vào tối 8/11.

Phát biểu tại buổi Lễ công bố, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là hình thức pháp lý cao nhất thể hiện tư tưởng, đường lối, cương lĩnh của Đảng, ý chí, nguyện vọng và những lợi ích cơ bản của nhân dân. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đơn vị vũ trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

Để làm tốt điều đó, Nhà nước phải được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và phải  được kiểm soát bằng chính Hiến pháp và pháp luật. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ thành công khi các quy định của Hiến pháp, pháp luật được nghiêm chỉnh chấp hành, từng bước trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người. Do đó, ý thức pháp luật có thể được coi là tiền đề tư tưởng cho sự củng cố và phát triển nền pháp chế, là cơ sở để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Đánh giá cao những kết quả mà công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã đạt được sau gần 30 năm đổi mới, Thủ tướng cũng nhận định: Hệ thống pháp luật nước ta còn chưa thực sự đồng bộ. Chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu.

Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập quốc tế, Thủ tướng yêu cầu: “Cần phải khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân”.

Đưa pháp luật gần hơn với cuộc sống

Những năm vừa qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ KH&CN luôn được đặc biệt quan tâm. Hàng năm, Bộ KH&CN xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật để kịp thời triển khai phổ biến rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân, các đơn vị trong Bộ các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động KH&CN. Trên cơ sở đó, các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của ngành, của Bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã từng bước đi vào cuộc sống; mọi tổ chức, đơn vị và cá nhân nắm bắt kịp thời và nghiêm chỉnh chấp hành.

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, ngày 05/11/2013, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định về kế hoạch triển khai Ngày Pháp luật của Bộ KH&CN với 5 nội dung chính: Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật; Phổ biến, giáo dục sâu rộng về vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; về những quan điểm, nội dung cơ bản của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, về những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân;  Phổ biến, giáo dục và triển khai thi hành các văn bản pháp luật mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN, đặc biệt chú trọng các Luật và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các Luật đã được ban hành trong lĩnh vực KH&CN cụ thể: Luật năng lượng nguyên tử, Luật chuyển giao công nghệ, Luật công nghệ cao, Luật sở hữu trí tuệ, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm và hàng hoá, Luật đo lường, Luật KH&CN và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính mới được ban hành nhằm thi hành nghiêm chỉnh Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Đánh giá về công tác xây dựng pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành pháp luật năm 2013, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức, tăng cường hiệu quả thực hiện Hiến pháp và pháp luật; Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu điển hình trong xây dựng, thực hiện, phổ biến giáo dục pháp luật.

Đông đảo cán bộ, đoàn viên thanh niên tham gia Hội nghị phổ  biến Luật KH&CN do Bộ KH&CN tổ chức (ảnh: HH)

Đặc biệt, với sự kiện Luật KH&CN năm 2013 thay thế Luật KH&CN năm 2000 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 18/6/2013 được kỳ vọng sẽ đem lại nguồn sinh khí mới, để đưa KH&CN thực sự trở thành chìa khóa để phát triển kinh tế, xã hội.

Trên cơ sở đó, Bộ KH&CN đang tích cực triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật KH&CN theo Kế hoạch ban hành Danh mục văn bản triển khai Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013, Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 và Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 -  2020 (Quyết định số 2404/QĐ-BKHCN ngày 05 tháng 8 năm 2013).

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN đang soạn thảo để trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật năng lượng nguyên tử, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII.

Tinh thần Ngày Pháp luật sẽ dần dần lan tỏa trong đời sống mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng và toàn xã hội. Bằng cách đó để tạo lập tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, bởi giá trị, vai trò to lớn, thiết thực của Hiến pháp và pháp luật đối với cuộc sống của mỗi người.

Diệu Huyền



Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner