Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 01:19 pm
Cập nhật : 25/09/2015 , 15:09(GMT +7)
Nâng cao năng lực cho các cơ sở ươm tạo tại Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại Lễ khởi động Quỹ Innofund
Ngày 25/9, Tại Hà Nội, Bộ KH&CN đã khởi động dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (BIPP)”.

Với các nội dung của Dự án BIPP, đặc biệt là việc vận hành Quỹ Innofund sẽ giúp nâng cao năng lực cho các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN), từ đó hình thành những doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp KH&CN tồn tại bền vững, có sức cạnh tranh trên thị trường, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tham dự buổi Lễ về phía khách mời có ông Geert Vansintjan, Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam; ông Alan Devauxe, Đại diện thường trú Cơ quan Hợp tác phát triển Bỉ tại Việt Nam. Về phía Bộ KH&CN, có ông Nguyễn Quân, Ủy viên BCH Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban chỉ đạo dự án BIPP.

Ông Geert Vansintjan, Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam phát biểu tại Lễ khởi động Quỹ Innofund. Ảnh: HT

Tham dự buổi Lễ còn có đại diện các cơ quan quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN; các nhà khoa học đại diện cho các viện nghiên cứu, trường đại học; đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tại Hà Nội.

BIPP là dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Vương quốc Bỉ với tổng kinh phí 4,4 triệu Euro. Trong đó, Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ 4 triệu Euro (tương đương khoảng 4,8 triệu USD) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 400.000 Euro. Dự án được khởi động từ ngày 22/6/2011 tại cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp Việt - Bỉ, thuộc Chương trình hợp tác định hướng giữa Việt Nam - Bỉ giai đoạn 2011 – 2015 và được thực hiện đến hết năm 2019.

Ông Trần Đắc Hiến, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án BIPP cho biết, Dự án BIPP có 4 nội dung: (1) Đánh giá toàn bộ hiện trạng về phát triển các cơ sở ươm tạo, cũng như lực lượng doanh nghiệp KH&CN ở nước ta. Từ đó, đề xuất các chính sách cần thiết để hỗ trợ việc đổi mới, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, ươm tạo khởi nghiệp; (2) thí điểm chính sách hỗ trợ 2 cơ sở ươm tạo, một cơ sở trực thuộc Viện Ứng dụng công nghệ, Bộ KH&CN và một cơ sở thuộc trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP. HCM. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm thực tiễn, đưa ra khuyến nghị trong việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ đổi mới, phát triển các cơ sở ươm tạo tại Việt Nam; (3) thí điểm một cơ chế hỗ trợ về tài chính thông qua Quỹ hỗ trợ hạt giống (Innofund) với mục tiêu hỗ trợ chủ yếu về tài chính (không hoàn lại) cho các dự án ươm tạo khả thi của tổ chức, cá nhân đang tiến hành hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, ươm tạo khởi nghiệp tại các cơ sở ươm tạo được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; (4) xây dựng một khung theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện kết quả của 3 cấu phần nói trên.

Bộ trưởng Nguyễn Quân ấn nút khai trương Cổng thông tin Dự án. Ảnh: HT

Quỹ Innofund là quỹ tài trợ không hoàn lại thuộc Dự án BIPP nhằm hỗ trợ xây dựng năng lực thông qua hoạt động tiền ươm tạo và ươm tạo với các cơ sở ươm tạo, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong cả nước. Việc hỗ trợ của Quỹ Innofund sẽ được thực hiện dưới dạng vốn tài chính không hoàn lại, tối thiểu cho mỗi dự án là 15.000 EUR và tối đa là 45.000 EUR (tính bằng đồng Việt Nam). Ngoài hỗ trợ về tài chính, Quỹ Innofund còn có các hình thức hỗ trợ khác như: hỗ trợ tư vấn thực hiện kiểm toán đổi mới sáng tạo ở các viện nghiên cứu/khoa thuộc trường đại học nhằm xác định các ý tưởng đổi mới sáng tạo có khả năng thương mại hóa thông qua việc cấp phép sở hữu trí tuệ hoặc khởi nghiệp kinh doanh; hỗ trợ tư vấn, mua sắm nguyên liệu và thuê/mua sắm trang thiết bị để phát triển sản phẩm; tư vấn (gồm nghiên cứu, phân tích, tư vấn luật, đào tạo, hội thảo, hội nghị chuyên đề, diễn đàn liên kết mạng lưới,…) cho phát triển, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển các chính sách sở hữu trí tuệ phù hợp cho các trường đại học, viện nghiên cứu, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tính khả thi, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh,…; hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nghiên cứu/phân tích, hội thảo, phát triển mạng lưới, maketing và các thông tin xúc tiến;… 

Tại buổi Lễ cũng đã diễn ra nghi thức bấm nút khai trương website BIPP và Cổng thông tin Innofund. Các thông tin về điều kiện tham gia vào Quỹ, quy trình thủ tục đăng ký,... sẽ được đăng tải trên website của Quỹ Innofund tại địa chỉ: hhtp://innofund.bipp.vn để các tổ chức, cá nhân đăng ký gửi hồ sơ trực tuyến trên website này. Dự kiến, trong tháng 10, Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý Dự án sẽ bắt đầu nhận hồ sơ đề xuất. Sau đó, Hội đồng sẽ xem xét, đánh giá, tư vấn cho Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý và trong việc quyết định lựa chọn danh mục các dự án tài trợ.

Toàn cảnh Lễ khởi động Quỹ Innofund. Ảnh: HT

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Geert Vansintjan, Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam hiện có đội ngũ các nhà khoa học, các doanh nghiệp tư nhân rất mạnh và Quỹ Innofun sẽ là cầu nối giúp kết nối các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Đây là Dự án rất quan trọng trong hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam – Vương quốc Bỉ. Thời gian tới, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để phát triển đội ngũ các doanh nghiệp tư nhân, để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững. Tri thức và đổi mới sáng tạo là một trong những động lực góp phần thực hiện thành công mục tiêu đó. Quỹ Innofund được công bố hôm nay sẽ góp phần nâng cao sức mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, thông qua thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển trong nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, thời gian qua, hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN bắt đầu phát triển và đã có những dấu hiệu khởi sắc nhất định. Một số cơ sở ươm tạo đã khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong việc hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho các hoạt động ươm tạo công nghệ để cho ra đời những doanh  nghiệp khởi nghiệp, như Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao (HBI) thuộc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm doanh nghiệp CRC-TOPIC (thuộc trường ĐH Bách khoa Hà Nội), Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung (SBI),… Việc xây dựng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động ươm tạo để hình thành, phát triển lực lượng doanh nghiệp KH&CN gắn với hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu là một giải pháp quan trọng có ý nghĩa đột phá để phát triển và nâng cao hiệu quả của lực lượng doanh nghiệp Việt Nam, đông thời góp phần thục hiện mục tiêu hình thành 5.000 doanh KH&CN và 60 cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN nêu trong Chiến lược phát triển KR&CN đến năm 2020.

Các đại biểu chụp ảnh Lưu niệm cùng Ban Quản lý Dự án. Ảnh: HT

Với mục tiêu hỗ trợ xây dựng thể chế và phát triển năng lực trong lĩnh vực ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, Dự án BIPP sử dụng vốn ODA của Bỉ sẽ hình thành các giải pháp tổng thể để hỗ trợ và nâng cao năng lực hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, nhân rộng các mô hình ươm tạo doanh nghiệp KH&CN thành công tại Việt Nam. Thông qua việc triển khai Dự án, đặc biệt là việc vận hành Quỹ Innofund sẽ giúp nâng cao năng lực cho các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN để từ đó hình thành những doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp KH&CN tồn tại bền vững và có sức cạnh tranh trên thị trường, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trò là Cơ quan chủ quản Dự án, Bộ KH&CN cam kết sẽ thực hiện đầy đủ, có hiệu quả và bảo đảm tiến độ các nội dung, mục tiêu đề ra của Dự án, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định.

Nguyễn Hạnh – Ánh Tuyết


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner