GS. Châu Văn Minh, Viện trưởng Viện KHCN Việt Nam khẳng định tại Lễ tổng kết chương trình khoa học công nghệ vũ trụ giai đoạn khởi động (2008-2011), ngày 20/12 tại Hà Nội.
Thứ trưởng bộ KH&CN Lê Đình Tiến, GS. Châu Văn Minh, GS. Nguyễn Khoa Sơn đã tham dự và chủ trì cuộc họp.
Chương trình độc lập cấp nhà nước về KH&CN vũ trụ là một trong các nhiệm vụ của “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/06/2006, giao cho Viện KH&CN Việt Nam xây dựng và tổ chức thực hiện.
GS. TSKH Nguyễn Khoa Sơn, Ban chủ nhiệm chương trình cho biết, giai đoạn 2008-2011, Chương trình thực hiện 18 đề tài nghiên cứu KHCN và 01 nhiệm vụ theo lĩnh vực trọng tâm của chiến lược như: nghiên cứu công nghệ, trọng điểm là công nghệ vệ tinh và phóng vệ tinh; nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là viễn thám và định vị nhờ vệ tinh; nghiên cứu cơ bản bao gồm khí quyển và năng lượng, vật liệu, y-sinh học…; cùng một số nội dung về xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách trong nghiên cứu, ứng dụng KHCN vũ trụ.
Đặc biệt, sau 4 năm thực hiện, Chương trình về cơ bản đã có những kết quả và sản phẩm ứng dụng vào cuộc sống như: đã chế tạo và lắp ráp hoàn chỉnh lần đầu tiên ở Việt Nam một bộ mô phỏng xác định và điều khiển tư thế vệ tinh trên khớp cầu đệm khí ba bậc tự do…có thể đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ vệ tinh.
Hay như việc chế tạo một số modul thiết bị thu tín hiệu định vị GPS với độ chính xác cao và các thiết bị giám sát cho ra đời một loạt thiết bị phục vị điều khiển các phương tiện giao thông, tìm kiếm đường dẫn và các hệ thống quan trắc môi trường.
Thiết bị mô phỏng vật lý có thể sử dụng để nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật tên lửa (Ảnh: Mai Hà)
Tích hợp thành công máy thu vệ tinh với cơ cấu điều khiển linh hoạt cho phép tìm kiếm và tự bám sát vệ tinh, mở ra sản phảm sản xuất trong nước các hệ máy thu vệ tinh gắn liền các phương tiện di động…
Đặc biệt là nghiên cứu thành công bộ điều tra tiềm lực KHCN Vũ trụ và đền xuất bản kế hoạch tổng thể phát triển tiềm lực KHCN Vũ trụ Việt Nam đến năm 2020….
Tuy nhiên, cũng theo GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn hiện nay viện KHCN Việt Nam đang triển khai dự án vệ tinh QSTĐ đầu tiên VNREDSat-1 (hợp tác với Pháp), chuẩn bị 2 vệ tinh khác là VNRESat-1B (hợp tác với Bỉ) và xây dựng Trung tâm vệ tinh VN cùng với việc chế tạo và phóng 2 vệ tinh Rada đến năm 2020 (hợp tác với Nhật Bản)….trước tình hình đó đặt ra nhu cầu nhiên cứu KHCN vũ trụ phải gắn liền nội dung nghiên cứu với các bước tiến của phát triển hạ tầng, nhằm khai thác và hỗ trợ tốt nhất tiềm lực đang phát triển mạnh của đất nước. Điều này cần được xác định rõ hơn trong Khung chương trình KHCN vũ trụ giai đoạn sắp tới.
Đồng thời là việc huy động các nguồn vốn cho Chương trình cũng cần được xem xét và giải quyết một các thích hợp. Việc đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng KHCN vũ trụ cũng đóng một vai trò trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình KHCN vũ trụ nói riêng, chiến lược nghiên cứu và ứng dụng KHCN vũ trụ đến năm 2020 nói chung được tiếp tục quan tâm thúc đẩy.
Mai Hà