Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ sáu, 22/11/2024 , 02:39 am
Cập nhật : 19/06/2017 , 18:06(GMT +7)
Mục tiêu 2.000 tỷ đồng đầu tư cho các DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Ảnh minh họa.
Bộ KH&CN vừa ban hành tài liệu hướng dẫn triển khai Đề án 844 mục tiêu đến năm 2025 thu hút được 2000 tỷ đồng đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam.

Bộ KH&CN mới đây đã ban hành tài liệu hướng dẫn triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Hướng dẫn trên được đưa ra căn cứ theo Quyết định 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/5/2016 về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025” (sau đây gọi là Đề án 844).

Trong tài liệu hướng dẫn của Bộ KH&CN nêu rõ yêu cầu của việc triển khai Đề án 844 tại các Bộ, ngành, địa phương cần phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của quốc gia và của Bộ, ngành, địa phương; đặt ra những ưu tiên rõ ràng cho những hoạt động phù hợp với thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương nhằm phát huy hiệu quả cao nhất.

Có khả năng lồng ghép các giải pháp triển khai Đề án vào các chương trình, đề án, dự án khác của Bộ, ngành, địa phương; đảm bảo tính cụ thể và khả thi về thời gian, phạm vi, lĩnh vực, khu vực triển khai thực hiện, sản phẩm, nguồn lực, kết quả dự kiến; đảm bảo độ tin cậy, hợp lý, hiệu quả; bảo đảm khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện. Các thông tin, số liệu báo cáo phải đảm bảo cụ thể, chính xác, có độ tin cậy cao; bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch trong suốt quá trình xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ của Đề án…

Về hướng tiếp cận, theo hướng dẫn của Bộ KHCN, việc triển khai Đề án được xây dựng và thực hiện theo các hướng tiếp cận chính như có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn; tiếp cận đa ngành trong đó ưu tiên các ngành thuộc lợi thế cạnh tranh của địa phương và xác định được thị trường lớn (ví dụ: CNTT, du lịch, nông nghiệp…; tiếp cận tổng hợp: dựa trên các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình hiện có. 

Về công tác phục vụ triển khai Đề án 844, các Bộ, ngành, địa phương có thể chỉ định cơ quan đầu mối để tham mưu cho Bộ trưởng/Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện Đề án.
 
Tổ chức quán triệt chủ trương, yêu cầu về việc triển khai Đề án 844. Nội dung cần quán triệt những khái niệm và nội dung cơ bản trong quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng Chính phủ.

Thực trạng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được đánh giá dựa theo 5 tiêu chí gồm Chính phủ và môi trường pháp lý, nguồn nhân lực, mật độ, văn hoá và vốn đầu tư. Dựa trên mức độ của 5 tiêu chí trên, Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được chia làm 7 cấp độ.

Căn cứ vào bảng tiêu chí đánh giá trên, các Bộ, ngành, địa phương tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương mình và báo cáo cho Ban điều hành. Mục tiêu cụ thể của Đề án 844 là đến năm 2020 thu hút được 1000 tỷ đồng và đến năm 2025 thu hút được 2000 tỷ đồng đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ mục tiêu này để đề ra mục tiêu cụ thể của địa phương trong từng năm, đến năm 2020 và đến năm 2025.

Cùng với đó, các nội dung của kế hoạch triển khai gồm xây dựng và vận hành cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các Bộ, ngành địa phương có gắn kết và tương tác với Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua đào tạo cho cá nhân, tổ chức khởi nghiệp; nâng cao năng lực cho huấn luyện viên khởi nghiệp…

Xây dựng khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ, ngành, địa phương có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp công nghệ quốc gia (TECHFEST) với quy mô quốc tế; triển khai Đề án Thương mại hóa công nghệ với quy mô dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2020.

Ngoài ra, xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam; truyền thông thông qua các mạng xã hội để thu hút được sự quan tâm của 250.000 người/năm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó phải có 20.000 sinh viên; 30 vườn ươm; 20 tập đoàn; 15 quỹ đầu tư; 100 nhà đầu tư thiên thần; 50 công ty truyền thông; 500 nhóm khởi nghiệp; 30 huấn luyện viên đăng ký định danh tại cổng thông tin quốc gia.

Kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới; kết nối và hỗ trợ một phần kinh phí để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài; giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài…

7 cấp độ của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bao gồm: Hệ sinh thái mới hình thành (cấp độ 1); hệ sinh thái cơ bản (cấp độ 2); Hệ sinh thái tăng tốc (cấp độ 3); hệ sinh thái đã hình thành (cấp độ 4), hệ sinh thái hoạt động hiệu quả (cấp độ 5), hệ sinh thái phát triển (cấp độ 6) và cấp độ 7 là hệ sinh thái triển vọng.
Nguồn tin: VietQ

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner