Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 04:00 am
Cập nhật : 28/08/2012 , 04:08(GMT +7)
Món quà vô giá
Anh Mai Văn Trình (phải) tại xưởng chỉnh hình Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng TPHCM.
“Trước đây hai chân còn không đi lại được. Giờ cụt một chân, có lắp chân giả vào cũng làm gì đi được…” - cụ già trên 70 tuổi có bệnh tiểu đường giãy nảy tại Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) một ngày vào năm 2009. Anh Mai Văn Trình (SN 1978, quản đốc xưởng chỉnh hình của trung tâm) từ tốn nói: “Cụ không tin thì cứ để con làm. Nếu cụ không đi lại được, con chịu hết chi phí, trả tiền lại cho cụ”.

Xuôi tai, cụ để yên cho anh Trình lắp chân giả có khớp gối thủy lực và tập các bài vận động nhẹ nhàng. Một thời gian sau, cụ đi được, nhất quyết đòi con cháu phải chỉ đường để cụ tự đi tới phòng anh Trình cảm ơn trước khi ra về.

Còn kiến trúc sư Nguyễn Khánh Vũ Khoa (SN 1985, ngụ quận Gò Vấp), cho hay, tai nạn giao thông lấy đi của anh chân trái, chân phải bị gãy. Suốt ngày nằm bẹp ở nhà, mọi dự án dang dở. Hay tin, anh ghé trung tâm, được anh Trình tư vấn lắp chân giả có khớp gối thủy lực. Giờ đây anh có thể đi lại bình thường, tự lái xe gắn máy đi làm được.

Anh Mai Văn Trình cho biết, chân giả thông thường có khớp gối cơ học (1 khe hoặc 2 khe một trục), khi duỗi ra duỗi vào rất “cứng”, bước lên bước xuống có khi bị gấp gối đột ngột khiến người mang ngã. Người mang thường đi “chấm phẩy” thấy rõ, lúc gối mòn lại có âm thanh cót két khó nghe.

Năm 2009, anh Trình và đồng nghiệp thực hiện chế tạo khớp gối thủy lực bằng nhôm hợp kim, nhẹ bền và đẹp. Khớp gối có hệ thống khóa an toàn và trợ duỗi, giúp bệnh nhân di chuyển linh hoạt, không bị gấp gối đột ngột. Hệ thống treo bám chân giả bằng van hơi giúp bệnh nhân không bị mất sức khi sử dụng. Đầu mỏm cụt tiếp xúc toàn phần với chân giả làm tăng khả năng tuần hoàn máu, không bị thâm tím, tê nhức. Ưu việt về tính năng, sản phẩm có giá 18 triệu đồng/chân, rẻ hơn rất nhiều so với giá sản phẩm nước ngoài sản xuất (75 triệu đồng/chân).

Cùng với chế tạo khớp gối thủy lực, năm 2009, anh Mai Văn Trình đã chế tạo thành công cổ chân bằng kim loại thay thế cổ chân bằng nhựa PP và có khớp cổ chân (khớp mắt cá). Không những chắc chắn hơn chân nhựa, chân giả dưới gối bàn chân có khớp mắt cá giúp người khuyết tật đi lại “nhún nhảy” bình thường, nhẹ nhàng, thoải mái.

Đến năm 2010, anh lại tiếp tục nghiên cứu và sản xuất tay giả chức năng có thể cử động được, giúp bệnh nhân cầm nắm một số đồ vật phục vụ sinh hoạt hàng ngày, thay thế những cánh tay “búp bê” cũ sản xuất trước đây chỉ mang tính chất tạo dáng chứ không cử động được. Trong khi sản phẩm cùng loại nhập từ Anh có giá 52 triệu đồng/tay thì sản phẩm tay giả ở trung tâm chỉ 11 triệu đồng.

“Sự thay đổi của những người khuyết tật chính là món quà vô giá đối với tôi”, Mai Văn Trình chia sẻ.

Nguồn tin: Sài gòn giải phóng

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner