Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 03:48 pm
Cập nhật : 11/04/2013 , 13:04(GMT +7)
Mô hình kinh doanh của tổ chức KH&CN trong trường ĐH
Máy sấy cà phê bằng năng lượng mặt trời-sáng chế của TS Mai Thanh Phong, ĐHBách Khoa TP.HCM
Từ góc nhìn của doanh nghiệp, có hai xu hướng khích lệ sự hình thành các Tổ chức KH&CN từ trường đại học: Doanh nghiệp (DN) ngày càng thấy rõ tri thức mới tạo ra được lợi thế cạnh tranh bền vững cho họ; DN đang chuyển dần từ “tự làm tất cả – R&D (research & development)” sang “tạo kết nối để phát triển – C&D (connect & develop)”.

Trước đây, các thảo luận liên quan đến các Tổ chức KH&CN, thường bàn luận đến việc tháo gỡ các cơ chế chính sách của nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các tổ chức này, đây là việc còn nhiều điều để thảo luận, do vậy quan điểm của bài viết này là thay vì trông đợi cơ chế chính sách của nhà nước, chúng ta có thể làm được gì, nên xây dựng cơ chế nội bộ thế nào để thúc đẩy việc tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ có hàm lượng tri thức cao đáp ứng được sự mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp, tạo nguồn thu chính đáng để người làm khoa học có thể sống được bằng trí tuệ của mình.

1. Mô hình kinh doanh của các Tổ chức KH&CN trực thuộc Trường Đại học

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, có hai xu hướng khích lệ sự hình thành các Tổ chức KH&CN từ trường đại học: Doanh nghiệp ngày càng thấy rõ tri thức mới tạo ra được lợi thế cạnh tranh bền vững cho họ; Doanh nghiệp đang chuyển dần mô hình kinh doanh từ “tự làm tất cả – R&D (research & development)” hay còn gọi là closed innovation sang mô hình “tạo kết nối để phát triển – C&D (connect & develop)” hay còn gọi là open innovation. Trong mô hình này, kinh nghiệm từ các nước cho thấy, trường đại học luôn là một ngôi sao có giá trị trong chòm sao giá trị (value constellation) trong một mạng lưới kinh doanh (business network)

Từ những xu hướng đó, các tổ chức KH&CN của trường đại học cần định vị mình ở đâu trong mạng lưới kinh doanh (business network), giá trị mà các Trung tâm có thể mang đến cho các đối tượng liên quan là gì (value proposition for shakeholders); Các năng lực lõi (core competences) cần có của các tổ chức KH&CN của trường đại học là gì? Và trong những năng lực lõi này thì năng lực nào dễ bị sao chép, năng lực nào khó; Các tổ chức KH&CN của trường đại học kiếm tiền bằng cách nào? (profit model); các Tổ chức KH&CN của trường đại học nên được vận hành thế nào để có thể phát triển những năng lực lõi khó bị sao chép của mình (operations model).

Trả lời những câu trả lời bên trên là thiết kế mô hình kinh doanh cho các Tổ chức KH&CN của trường đại học (knowledge intensive business model design)

2. Nhận định một số bất cập trong mô hình kinh doanh hiện nay của các Tổ chức KH&CN trong trường Đại học

- Không tích lũy được tri thức vì các tổ chức KH&CN thực sự không có vai trò gì trong quá trình tạo ra tri thức, tri thức là sở hữu của các nhà khoa học.

- Tham gia các lĩnh vực khoa học và công nghệ một cách rất dàn trải, không tạo được dấu ấn khác biệt. Nhu cầu của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng, các tổ chức KH&CN rất khó có thể chi tiết hóa các giải pháp công nghệ cho từng doanh nghiệp cụ thể.

- Kỹ năng về kinh doanh, thương trường thường không phù hợp với nhà khoa học;

- Thất thoát tài sản tri thức với các kết quả nghiên cứu được tài trợ từ ngân sách nhà nước và sử dụng cơ sở vật chất của trường;

- Không kiểm soát được tài sản “thương hiệu” của trường, không kiểm soát được đâu là lợi dụng thương hiệu của nhà trường, đâu là đóng góp cho thương hiệu nhà trường;

- Các nhà khoa học khi tích lũy đủ kinh nghiệm, vốn và có tinh thần doanh nhân họ dễ dàng tách ra làm riêng, dễ dàng tạo ra một doanh nghiệp KH&CN tư nhân tương tự;

- Không thể cạnh tranh khi các tổ chức KH&CN nước ngoài tham gia vào thị trường.

Thời gian gần đây một số tranh luận thường được nêu ra khi đặt vấn đề về việc cổ phần hóa các Tổ chức KH&CN 115 để trở thành các doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học:

- Các lãnh đạo nhà Trường thường sợ mất các Tổ chức KH&CN này, nói chính xác hơn là sợ thất thoát tài sản công. Thực tế cho thấy với mô hình vận hành như thế này thì những tài sản có giá trị nhất (tri thức tích lũy) rất dễ bị thất thoát.

- Thương hiệu của một trường đại học (hình ảnh gắn liền với sự nghiệp giáo dục), nếu đem đi kinh doanh xem ra không ổn (góp vốn thương hiệu để mở doanh nghiệp…). Thực sự với mô hình kinh doanh như thế này rõ ràng là không ổn. Vấn đề không phải trường đại học nên hay không nên kinh doanh mà là sản phẩm từ trường đại học mang hàm lượng tri thức đến đâu để tham gia vào chòm sao giá trị của mạng lưới kinh doanh.

3. Tái cấu trúc và sắp xếp lại các Tổ chức KH&CN ở đại học 

Từ những phân tích trên, theo chúng tôi trường đại học không nên tham gia trực tiếp kinh doanh trên thương trường, không tạo ra các Tổ chức (doanh nghiệp) hoạt động dịch vụ giản đơn mà chuyển giao những Tổ chức này cho xã hội hoặc giải tán để tập trung nguồn lực cho những hoạt động khác.

Trường đại học cần khảo sát và dự báo những công nghệ lõi, công nghệ chiến lược trong một cụm ngành công nghiệp chủ lực (cluster), đây là việc còn thiếu và ít đơn vị thực hiện chuyên nghiệp tại VN.

Trường đại học đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu những công nghệ lõi, thương mại hóa, hoặc ươm tạo và bán những doanh nghiệp ươm tạo này.

4. Mô hình kinh doanh của các tổ chức KH&CN ở đại học

- Tổ chức KH&CN trực thuộc trường đại học (có thể hoạt động theo NĐ 115, 80) sẽ là nơi chuyên khảo sát, thấu hiểu các cụm ngành công nghiệp chủ lực (thực phẩm, dược liệu…) xác định các công nghệ lõi, công nghệ chiến lược (mà các doanh nghiệp muốn cạnh tranh được phải làm chủ để tạo ra sự khác biệt, sự vượt trội về năng suất chất lượng ), phân tích mức độ khả thi nếu như trong điều kiện hiện nay của VN có thể làm được hay không.

Giá trị tạo ra Cho doanh nghiệp

- Những giải pháp công nghệ hữu ích tạo ra có giá trị lớn cho cả một cụm ngành công nghiệp, thực sự là một ngôi sao không thể thiếu.

Cho xã hội

- Những doanh nghiệp có hàm lượng tri thức cao.

Cho nhà khoa học

- Chỉ tập trung sáng tạo công nghệ (năng lực lõi của nhà khoa học)

Cho trường đại học

- Lợi nhuận từ bán các tài sản trí tuệ được làm ra, 

- Lợi nhuận từ việc bán các doanh nghiệp 

- Danh tiếng (kiểm soát được tai tiếng)

- Đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu, thu xếp vốn (tranh thủ các nguồn tài trợ nghiên cứu khoa học) để tạo ra các công nghệ lõi, công nghệ chiến lược này. Trường hoặc Tổ chức KH&CN (tùy vào nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu) sẽ sở hữu công nghệ, nhà khoa học là tác giả.

 Khi công nghệ được đánh giá tốt sẽ bán cho các doanh nghiệp KH&CN tư nhân bên ngoài để các doanh nghiệp này chi tiết hóa công nghệ phù hợp cho từng doanh nghiệp cụ thể trong cụm ngành công nghiệp, hoặc chuyển cho Vườn ươm để ươm tạo thành doanh nghiệp và tìm giải pháp để bán ra thị trường khi có thể bán được.

- Nhóm nghiên cứu, Trung tâm KHCN, Vườm ươm là 03 thực thể quan trọng phối hợp nhau để sản xuất và phân phối tri thức đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

5. Những công việc cần thực hiện để hỗ trợ cho mô hình kinh doanh mới

Công việc 1: Phân loại các Tổ chức KH&CN dựa trên hàm lượng tri thức của sản phẩm đang kinh doanh và tài sản trí tuệ đang sở hữu, có thể chia làm 03 nhóm.

Nhóm 1: Sở hữu nhiều tài sản trí tuệ có giá trị, có thể thương mại hóa được. Cổ phần hóa, trường đại học giữ sở hữu chi phối (>51%), dần dần bán những tài sản trí tuệ để lấy vốn tái đầu tư cho những dự án nghiên cứu khác, hoặc chuyển những tài sản trí tuệ sang cho vườm ươm ươm tạo thành doanh nghiệp để bán.

Nhóm 2: Sở hữu nhiều hoặc ít tài sản trí tuệ nhưng có vai trò đặc biệt liên quan đến chính trị, xã hội, thực hiện một số nhiệm vụ mang tính chiến lược. Cổ phần hóa, trường đại học giữ cổ phần chi phối cao (trên 70%), các cá nhân tham gia được nhiều thì tốt, không cũng không sao.

Nhóm 3: Sở hữu ít tài sản trí tuệ, không có vai trò đặc biệt về chính trị xã hội. Cổ phần hóa, thậm chí ép cổ phần hóa. Trường đại học chỉ nên giữ từ 0%-30% cổ phần, nếu cổ phần hóa không được thì đóng cửa giải thể.

Công việc 2: Xây dựng quy chế cổ phần hóa các Tổ chức KH&CN trực thuộc trường đại học. Việc này cần một nghiên cứu triển khai thí điểm vì thực tế các quy định của pháp luật hiện nay chưa cụ thể cho mô hình trong trường đại học.

Công việc 3: Hoàn thiện thể chế và chính sách cho các Tổ chức KH&CN và củng cố các Vườm ươm

- Rà soát xây dựng thể chế và quy chế cho Tổ chức KH&CN và Vườm ươm, đặc biệt là cách thức chia sẽ lợi ích giữa các bên liên quan. Thành lập các hội đồng Tổ chức KH&CN, hội đồng Vườm ươm để ra các quyết định quan trọng như đầu tư vào công nghệ lõi nào, khi nào nên bán công nghện, bán doanh nghiệp, giá bán…

- Có thể tạo nhiều Tổ chức KH&CN và Vườm ươm chuyên cho từng cụm ngành công nghiệp trong một trường đại học.

Công việc 4: Thiết kế chính sách để thúc đẩy nhà khoa học tham gia nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Vấn đề này mặc dù được nói đến rất nhiều, nhưng gần như ta chưa thiết kế được một chính sách thực sự để thúc đẩy hoạt động này trong các trường đại học.

Hình ảnh và vị thế trường đại học đang yếu dần trong xã hội là một điều mà ai cũng có thể cảm nhận được. Cộng đồng doanh nghiệp kính nể trường đại học (vì đó là nơi đã tạo cho họ tri thức và giúp họ có được ngày hôm nay) nhiều hơn là xem trường đại học là một đối tác quan trọng. Mọi sự thảo luận về hoạt động của các tổ chức KH&CN ở đại học cần phải dẫn đến hành động, cụ thể hóa của hành động là thể chế (governance) và chính sách (policy), thiết kế chính sách đồng thời cần tìm hiểu và làm được một cái hay trong mô hình và chính sách về hoạt động KHCN trong trường đại học của các nước phát triển (Hàn Quốc, Singapore,…). 

Huỳnh Bảo Tuân

Giám đốc Trung tâm BR&T – Khoa Quản lý công nghiệp trường Đại học Bách khoa TPHCM

 

Nguồn tin: Tia Sáng

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner