Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 10:31 am
Cập nhật : 23/07/2015 , 20:07(GMT +7)
Lộ trình công nghệ cần tiếp cận phù hợp
Ảnh minh họa
Xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ là hoạt động quan trọng hỗ trợ xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học công nghệ cũng như chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, cần lựa chọn cách tiếp cận phù hợp trong điều kiện Việt Nam.

Lộ trình công nghệ (Technology Roadma - TRM) xuất hiện đầu tiên vào những năm 1980 thuần tuý được sử dụng để cung cấp các dự báo về xu hướng về công nghệ và đổi mới công nghệ.

Sau thành công của việc áp dụng lộ trình công nghệ ở các tập đoàn, các chính phủ đã quan tâm đến sử dụng TRM trong việc hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp cạnh tranh và thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ.

Trước khi xây dựng lộ trình công nghệ, các nước đều tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng và năng lực công nghệ của các viện, trường cũng như khoảng cách công nghệ có thể được xây dựng trước hoặc song song với việc tiến hành triển khai xây dựng lộ trình công nghệ tùy thuộc vào mức độ phát triển của quốc gia đó.

Đối với một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… dữ liệu từ các nhiệm vụ đánh giá hiện trạng công nghệ sẽ được tập hợp, hệ thống hóa để xây dựng nên bản đồ công nghệ cho từng ngành, lĩnh vực và tập hợp thành bản đồ công nghệ quốc gia, bản đồ công nghệ này sẽ làm cơ sở xây dựng lộ trình công nghệ cho quốc gia, ngành, doanh nghiệp. Tại Hàn Quốc, việc điều tra, đánh giá hiện trạng công nghệ được tiến hành trong giai đoạn đầu để xây dựng bản đồ công nghệ cho ngành, lĩnh vực. Từ dữ liệu đó, lộ trình công nghệ quốc gia được xây dựng và các lộ trình công nghệ ngành, lĩnh vực được triển khai trên cơ sở định hướng của lộ trình công nghệ quốc gia. Hàn Quốc cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng lộ trình công nghệ dựa trên các lộ trình công nghệ ngành.

Ở Việt Nam hiện nay, với chủ trương phát triển công nghệ ứng dụng phục vụ sản xuất và lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động đổi mới công nghệ, hiệu quả ứng dụng của các hoạt động R&D là một vấn đề quan trọng và cần thu hút trí tuệ quản lý từ các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương. Nhiệm vụ xây dựng bản đồ, lộ trình và đổi mới công nghệ là 1 trong 18 nhiệm vụ của chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã được phê duyệt theo Quyết định 677/ QĐ-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, việc xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia và lộ trình đổi mới công nghệ sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu các dữ liệu về hiện trạng, năng lực trong từng công nghệ so với các nước khác khi xây dựng bản đồ công nghệ do không có phương pháp thống nhất cho việc điều tra, đánh giá năng lực, thực trạng phục vụ cho xây dựng bản đồ công nghệ và lộ trình thực hiện. Do vậy, để tiến hành lập phải xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ, danh sách các công nghệ cho từng ngành, lĩnh vực khác nhau, lập phiếu điều tra đánh giá năng lực công nghệ hiện tại theo từng ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, khi tiến hành xây dựng bản đồ công nghệ cần phải đánh giá được yêu cầu của thị trường trong tương lai, đặc tính cần thiết của sản phẩm được phát triển bởi quốc gia, các doanh nghiệp để cạnh tranh thành công.

Để có thể xây dựng thành công bản đồ, lộ trình và đổi mới công nghệ một cách hiệu quả, cần huy động nguồn lực từ các cấp, ngành, thời gian lâu dài, tính thống nhất. Bên cạnh đó, cần xây dựng hoàn thiện một phương pháp, quy trình thực hiện chung hệ thống cơ sở dữ liệu.

Đối với Nhật Bản, lộ trình công nghệ là chiến lược quốc gia nhằm xác định các công nghệ mới nổi có tiềm năng phát triển thành ngành công nghiệp mới và duy trì lợi thế dẫn đầu trên thế giới. Bản đồ và lộ trình công nghệ của Nhật được xây dựng cho 31 lĩnh vực chính, mỗi lĩnh vực bao gồm những lộ trình công nghệ cụ thể. Đơn cử như với ngành năng lượng, có tới 37 lộ trình công nghệ trong từng lĩnh vực như nhiệt điện, pin nhiên liệu, bơm nhiệt, truyền tải và lưu trữ năng lượng... Chính phủ Nhật đã sử dụng lộ trình công nghệ để quản lý các hoạt động R&D, phân bổ tài chính và đánh giá hiệu quả các dự án. Những đơn vị nghiên cứu và thực hiện cấp dưới như NEDO (Hiệp hội Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới) cũng dựa vào đó để phối hợp quản lý, phân bổ tài chính cho các dự án thuộc đơn vị mình. Kết quả là sau khi NEDO áp dụng lộ trình công nghệ, số lượng dự án R&D bị dừng hoặc phải điều chỉnh giảm đi 20%, số lượng các dự án đạt kết quả tốt (về thành tựu công nghệ và khả năng ứng dụng) tăng lên 80% trong 5 năm.

Lộ trình công nghệ là bản kế hoạch thể hiện diễn biến thay đổi và định hướng phát triển trong tương lai của đối tượng công nghệ đang xem xét để đạt các mục tiêu được xác định trong trung và dài hạn.

Lộ trình đổi mới công nghệ là quá trình xác định mục tiêu, nội dung, trình tự, phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong một thời gian xác định.

Tác giả bài viết: Nam Hạnh


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner