Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 05:24 pm
Cập nhật : 25/08/2021 , 18:08(GMT +7)
Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới và ứng dụng công nghệ
Hệ thống dây chuyền sản xuất VCO
Với tinh thần lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới và ứng dụng công nghệ Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới và ứng dụng công nghệ, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, viện, trường, hiệp hội và doanh nghiệp. Chương trình đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, y - dược nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia, năng lực hấp thu công nghệ của doanh nghiệp; tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm theo chủ trương, định hướng của nhà nước; hình thành và phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá thành.

Bài 1: Sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nhờ đổi mới công nghệ

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia giai đoạn 2011 – 2025 đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: hàng trăm công nghệ, quy trình công nghệ được hấp thu và làm chủ, hàng chục bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được đăng ký bảo hộ, năng suất lao động trung bình tăng mạnh. Sau đổi mới công nghệ, sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài, doanh thu của các doanh nghiệp tăng lên so với trước.

Từ chủ trương, định hướng đến cơ sở pháp lý

Với chủ trương, chính sách chung nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ đổi mới công nghệ cũng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm định hướng. 

Tại Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã xác định mục tiêu: Lựa chọn, tiếp thu và làm chủ các công nghệ nhập từ bên ngoài, kết hợp với cải tiến và hiện đại hoá công nghệ truyền thống, nâng cao trình độ công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tạo bước chuyển biến mới về năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; đặc biệt là chất lượng các sản phẩm xuất khẩu để có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới; Đạt trình độ công nghệ trung bình trong khu vực ở những ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu. 

Thực hiện các định hướng của Đảng và Nhà nước, chính sách liên quan đến thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ quốc gia như: Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010; Nghị định 119/1999/NĐ-CP về các chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ; Quyết định 214/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường công nghệ; Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ; các giải pháp cụ thể trong các Chương trình quốc gia;...

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng, ban hành 05 văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình: Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN hướng dẫn tiêu chí đánh giá đề tài, dự án thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 663/QĐ-BKHCN ngày 29/03/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của nhiệm vụ đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới và nhiệm vụ xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ; Thông tư số 09/2013/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; Thông tư liên tịch số 79/2014/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020

Kết quả đạt được của Chương trình trong giai đoạn năm 2011 - 2020

Với tinh thần lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới và ứng dụng công nghệ, Chương trình đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, y - dược như: chọn tạo giống, chế biến sau thu hoạch, chế biến thủy sản, công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ tự động hóa, sản xuất tế bào gốc, ...) nhằm nâng cao năng lực KH&CN quốc gia, năng lực hấp thu công nghệ của doanh nghiệp; tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm theo chủ trương, định hướng của nhà nước; hình thành và phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá thành.

Thông tin từ Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN cho biết, Chương trình được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, viện, trường, hiệp hội và doanh nghiệp. Trong 7 năm triển khai (tính từ  năm 2013 đến 2020), Chương trình đã nhận được hơn 500 đề xuất trên cơ sở xác định các ngành, lĩnh vực và định hướng ưu tiên từ các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội ngành, nghề Bộ Khoa học và Công nghệ đã lựa chọn được 58 đơn vị có năng lực tham gia thực hiện các nhiệm vụ. Trong đó, gần 65% là các doanh nghiệp, huy động được 1.320 tỷ đồng vốn đối ứng ngoài ngân sách chiếm 70% tổng kinh phí thực hiện, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm phần nhỏ khoảng 30% (560 tỷ đồng). Các nhiệm vụ được triển khai tại hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước và một số địa phương vùng kinh tế khó khăn, với các lĩnh vực công nghệ khác nhau, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh và địa phương. Đầu vào của một số nhiệm vụ cũng là kết quả nghiên cứu ứng dụng từ các chương trình nghiên cứu cơ bản khác. Chương trình đã tập trung nghiên cứu triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng là liên kết nhiệm vụ theo chuỗi giá trị, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Từ những hỗ trợ của Bộ KH&CN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua Chương trình đã đạt được nhiều kết quả thực tiễn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực. Có thể kể đến các kết quả tiêu biểu như:

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã đạt được một số kết quả trong nghiên cứu sản xuất sản phẩm phục vụ quá trình hiện đại hóa, đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong mảng cơ khí chế tạo. 

Mô hình sản xuất giống rau quả tại Công ty TNHH Việt Nông, thông qua dự án đổi mới công nghệ, doanh nghiệp đã chọn tạo thành công 12 giống rau màu điển hình đạt chuẩn giống quốc gia từ hơn 3.000 giống cây rau màu ở Việt Nam và từ các nước trong khu vực và thế giới. Kết quả của dự án không chỉ đóng góp vào tăng trưởng của doanh nghiệp (10%/năm), mà còn giúp tăng tỷ lệ nội địa hoá giống rau màu trên thị trường thêm hơn 12 %. 

Tập đoàn Sao Mai nghiên cứu đổi mới và làm chủ công nghệ tinh luyện mỡ cá Tra tạo ra sản phẩm dầu ăn chất lượng cao đáp ứng được cho vùng có nhiệt độ lạnh, khử hoàn toàn mùi tanh,… tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Sản phẩm bước đầu đã xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu về tiêu chuẩn cao như Dubai, Singapore, Hàn Quốc...., giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng hơn 2 lần, tăng giá trị cá Tra thêm 4,67%.

Dự án đổi mới công nghệ sản xuất chitosan từ phụ phẩm tôm tại Công ty cổ phần Việt Nam Food nhằm tạo ra chitosan và các sản phẩm từ phụ phẩm tôm có chất lượng cao đã giúp doanh nghiệp tận thu tối đa nguyên liệu, tăng hiệu quả sản xuất. Nhờ vậy, sản phẩm chitosan được sản xuất ra có giá thành giảm 25 ÷ 30% so với các sản phẩm hiện có trên thị trường.

Đoàn công tác Bộ KH&CN làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre và kiểm tra dây chuyền VCO tại Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới

Điển hình là với sự hỗ trợ từ “ Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020”  Bộ KH&CN, Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới đã đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ “Ứng dụng công nghệ không gia nhiệt trong chiết tách dầu dừa tinh khiết”, tạo ra sản phẩm dầu dừa tinh khiết (VCO) từ dừa tươi chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, qui mô công nghiệp năng suất 5 triệu lit/năm. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống và ứng dụng thành công về công nghệ chiết tách VCO từ dừa tươi theo phương pháp ly tâm, không sử dụng nhiệt độ cao, không sử dụng hóa chất. Dây chuyền thiết bị hiện đại, năng suất 5 triệu lit/năm. Chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.

Thông qua Chương trình, các doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hàng trăm công nghệ, quy trình công nghệ được hấp thu và làm chủ, hàng chục bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được đăng ký bảo hộ, năng suất lao động trung bình tăng mạnh (trong đó một vài doanh nghiệp có năng suất lao động tăng gấp 5,4 lần) sau đổi mới công nghệ, sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài, doanh thu của các doanh nghiệp tăng hơn 2 lần (tổng doanh thu trước khi đổi mới công nghệ của các dự án là khoảng 6.477 tỷ đồng, sau khi đổi mới công nghệ từ 1 đến 3 năm tăng khoảng 14 nghìn tỷ đồng), lợi nhuận tăng khoảng 2,4 lần so với trước.

Như vậy, những kết quả đạt được trong thời gian qua của Chương trình đã có những đóng góp đáng kể trong việc tạo lập nền tảng quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực hấp thu, làm chủ công nghệ của một số ngành, lĩnh vực và góp phần hình thành một số sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường phù hợp với định hướng phát triển của ngành khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2011 - 2020.

Bài, ảnh: Bảo Chi


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner