Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 05:39 pm
Cập nhật : 24/08/2010 , 14:08(GMT +7)
Làng nghề cần định hướng mới về khoa học công nghệ
Gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề được lưu danh.
Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với Trung tâm Khoa học kỹ thuật các nước không liên kết và những nước đang phát triển khác (NAM S&T Centre) tổ chức Hội thảo quốc tế về “Ứng dụng khoa học và công nghệ cho phát triển làng nghề”. Công nghiệp hóa nông nghiệp.
 

 

GS. Arun P.Kulshreshtha - Giám đốc NAM S&T Centre cho biết: hiện nay, làng nghề ở các làng xã vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu nên cần đưa vào sử dụng công nghệ mới một cách hiệu quả.
Sự chuyển đổi này, theo ông Arun P: Kulshreshtha là nhằm tới những công nghệ phù hợp, có triển vọng, tạo cơ hội cho người dân ứng dụng công nghệ trong phát triển làng nghề, thúc đẩy kỹ năng sử dụng công nghệ đó và đây là việc đòi hỏi sự phối hợp giữa cở sở đào tạo nghề, trường học, viện nghiên cứu,… giúp làng xã phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tiến tới giảm nghèo đói.
Cũng theo GS. Arun P.Kulshreshtha, để hướng tới phát triển bền vững làng nghề ở nông thôn phải đào tạo và củng cố kỹ năng cho người dân dựa trên nền tảng kiến thức. Bên cạnh đó, cũng cần giúp họ tham gia nhiều hơn nữa ở khu vực sản xuất khác như: linh kiện máy tính, hàng hoá,… Ông khẳng định, “công nghiệp hoá nông nghiệp sẽ là cơ hội cho làng nghề phát triển.”
Ông Yared Awgichew - Chuyên gia chuyển giao công nghệ nông nghiệp đến từ Ethiopia cho rằng, sáng kiến của Chính phủ là phải làm sao đa dạng hoá hạ tầng cơ sở, đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với phát triển làng nghề. Trong đó, điện có vai trò quan trọng tác động đến đời sống cũng như đẩy mạnh năng suất lao động. Chính phủ cần cung cấp điện tốt hơn giúp khu vực nông thôn sản xuất hiệu quả hơn. Thêm nữa, Chính phủ cần có chiến lược phát triển bền vững, cần có chương trình phát triển nông nghiệp, nền công nghiệp là mũi nhọn cho nông nghiệp phát triển.
Có thể thấy rằng, việc phát triển làng nghề sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang phi nông nghiệp, góp phần công nghiệp hóa và hiện đại hóa khu vực nông thôn. Trong bối cảnh hội hập kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc khôi phục và phát triển bền vững các làng nghề truyền thống trở thành mối quan tâm không chỉ riêng quốc gia nào.
 

 

Phát triển các ngành nghề nông thôn là một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế xã hội nhằm cung cấp cơ hội việc làm, tăng thu nhập và cải thiện mức sống của người dân ở vùng nông thôn.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 2000 làng nghề với hơn chục nghìn đơn vị sản xuất bao gồm cả doanh nghiệp, nhà xưởng, các hộ gia đình và thợ thủ công lành nghề. Làng nghề tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chiếm khoảng 60%, miền trung chiếm 30%, còn lại là miền nam trên dưới 10%. Phân bổ các làng nghề dựa theo tiêu chí khác nhau gồm: làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ, làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề dệt, ươm tơ, thuộc da, làng nghề tái chế phế liệu…
“Phát triển các làng nghề thủ công tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, phù hợp với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay, cơ cấu kinh tế tại các làng nghề chuyển dịch theo 60-80% là dịch vụ, 20-40% là nông nghiệp. Bảo tồn và phát triển làng nghề giúp cải thiện đời sống nhân dân, phát triển tòan diện kinh tế xã hội ở nông thôn, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nông dân nông thôn”, ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho hay.
Thực tế cho thấy, phát triển làng nghề đã tạo cơ hội việc làm cho nông dân, cho lực lượng lao động trẻ, cho nông dân có đất canh tác đã bị thu hồi vì mục đích đô thị hóa, và cho người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Người ta ước tính rằng, với doanh thu 1 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, sẽ có cơ hội tạo việc làm cho khoảng 3.000 đến 4.000 người.
Ông Bandyopadhyay, chuyên viên cao cấp NAM S&T Centre chia sẻ: Nông nghiệp là nghề chính của người dân sống trong làng và trong tương lai sẽ tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, kinh tế nông thôn không thể phụ thuộc vào nông nghiệp đơn lẻ. Những nguyện vọng của người dân đối với một chất lượng cuộc sống tốt hơn ngày càng tăng và sự chênh lệch phát triển của các ngành trung học và đại học ở các vùng nông thôn - đô thị ngày càng giảm. Để giảm áp lực về đất đai và đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn, hướng đi mới cho giải quyết việc làm có thể tìm thấy trong nghề phi nông nghiệp như các ngành công nghiệp nông thôn.
Ở Việt Nam, những năm gần đây các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt là mặt hàng truyền thống đã nhận được sự quan tâm từ nhiều quốc gia trên thế giới và đang trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chính (hiện đang được bày bán trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu là ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và thị trường Hàn Quốc).
Hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 20%/năm. Đây là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn của Việt Nam. Trong năm 2008, mặc dù ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn đạt gần 1 tỷ USD.
Việc duy trì và phát triển các làng nghề và công nghiệp nông thôn cần ưu tiên tập trung hình thành và mở rộng các dự án không cần vốn quá cao, tận dụng tối đa hoá khả năng công nghệ sẵn có của địa phương; chú trọng đến việc nâng cấp và tính tương thích của công nghệ hơn là đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao và phức tạp.
Bước tiếp cận ban đầu nên tập trung vào vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và phát triển các yếu tố phụ trợ cho những công nghiệp lớn; vấn đề chính sách rất quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm kết hợp dựa trên công nghệ; cần thống kê danh mục các công nghệ được phát triển ở cấp quốc gia có thể chuyển giao cho khu vực nông thôn.


Bài và ảnh: THU HIỀN - HOÀNG ANH

Làng nghề tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

"Phát triển bền vững" - mục tiêu đi kèm thay đổi


Nguồn tin: www.nhandan.org.vn

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner