Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 08:34 pm
Cập nhật : 05/01/2013 , 13:01(GMT +7)
Kỳ vọng và thách thức
So với những năm trước đây, năm 2012 là một năm sôi động của lĩnh vực KHCN - một năm đáng nhớ với đầy ắp những sự kiện nổi bật trong lĩnh vực quản lý KHCN. Đó là bước đột phá trong chính sách, tạo đà cho KHCN phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước đạt được nhiều thành công mới.

Một năm với nhiều thành tựu

Có thể nói, năm 2012 đánh dấu một bước phát triển mới trong chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH-CN. Hệ thống chính sách, pháp luật về KHCN được tiếp tục hoàn thiện theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động KHCN và được xem là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của KHCN. Cụ thể là: tháng 4.2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt chiến lược phát triển KHCN Việt Nam đến năm 2020. Đầu tháng 10.2012, tại Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI cũng đã ban hành Nghị quyết số 20 về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” và tại Kỳ họp thứ Tư, Luật KH-CN (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Cùng với những bước đổi mới về chính sách KHCN thì cơ chế quản lý và phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước đã được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới. Năm 2012, Bộ KH-CN đã đổi mới thêm một bước quy trình xác định nhiệm vụ KHCN và bắt đầu triển khai cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KHCN, bảo đảm tiêu chí về tính khả thi, hiệu quả kinh tế - xã hội và lựa chọn đúng tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện… Các chương trình KHCN lớn, dài hạn (như đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, sản phẩm quốc gia) được xúc tiến chuẩn bị các điều kiện về tài chính, nhân lực, pháp lý và kỹ thuật để triển khai đồng bộ và hiệu quả ngay từ bước khởi đầu thực hiện.

Bên cạnh đó, hoạt động KHCN ở các bộ, ngành, địa phương cũng đã có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ. Nhằm đưa KHCN phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, của doanh nghiệp, Bộ KH-CN đã ưu tiên đầu tư cho các hướng, các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng ngành, địa phương và doanh nghiệp. Trong năm 2012, Bộ KH-CN đã ký Chương trình phối hợp hoạt động KHCN với một số bộ và địa phương như: Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Dân tộc; Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Bình và Trà Vinh với mục đích tập trung hỗ trợ các địa phương có thế mạnh phát triển thành trung tâm KHCN của vùng như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Bình hoặc các địa phương còn nhiều khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như Ninh Bình, Trà Vinh.

Đặc biệt, với việc tiếp tục triển khai chủ trương lớn mang tính đột phá trong hoạt động KHCN theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP đã thổi luồng gió mới đến các tổ chức KHCN công lập khi chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đến nay, hầu hết các tổ chức KHCN công lập đã thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với mức độ khác nhau và trong tổng số 585 tổ chức KHCN công lập thuộc diện chuyển đổi, đã có 267 tổ chức được phê duyệt đề án chuyển đổi; số còn lại đang xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án. Nhiều tổ chức KHCN được chuyển đổi đã phát huy hiệu quả trong hoạt động, có nhiều sản phẩm, kết quả nghiên cứu được thương mại hóa. Nhiều doanh nghiệp KHCN được hình thành và có bước phát triển đáng khích lệ; đặc biệt các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao có tốc độ tăng trưởng (về giá trị tài sản và doanh số) lên tới vài trăm và vài ngàn lần (sau 3-5 năm) so với thời điểm thành lập ban đầu…

Kỳ vọng và những thách thức

Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KHCN. Trong hơn  16 năm qua, kể từ Hội nghị TƯ 2 Khóa VIII ban hành Nghị quyết về phát triển giáo dục đào tạo và KHCN - đó cũng là lần đầu tiên KHCN được coi là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân, để KHCN thực sự trở thành quốc sách hàng đầu thì con đường còn rất dài và gian nan, bởi vì xã hội (kể cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp) chưa nhận thức được sự cần thiết của KHCN; tiềm lực KHCN nước ta còn yếu kém; đội ngũ cán bộ KHCN đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao.

Khoa học cơ bản của nước ta tuy đã có thành tựu nhưng so với nhiều nước trong khu vực và thế giới thì vẫn còn thua kém khá xa; chúng ta chưa với tới được những giải thưởng quốc tế danh giá. Khoa học ứng dụng cũng chưa góp phần tạo ra được những công trình lớn mang tầm thế giới. Nhiều thành tựu đạt được trong phòng thí nghiệm vẫn chưa được triển khai rộng rãi trong thực tiễn do thiếu khả năng kinh tế - vật chất…

Nguyên nhân chủ yếu của thực tế nêu trên là do hệ thống luật pháp về KHCN không đồng bộ với hệ thống pháp luật chung của Nhà nước. Cơ chế chính sách phát triển KHCN còn chưa đầy đủ, cơ chế tài chính cho KHCN còn nhiều bất cập. Việc áp đặt cơ chế kế hoạch hóa cứng nhắc, hành chính hóa về thời gian xác định nhiệm vụ KHCN gắn liền với việc xây dựng kế hoạch hằng năm không phù hợp với đặc thù, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ của hoạt động KHCN, không tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về KHCN bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn kinh phí của Nhà nước cấp cho KHCN.

Bên cạnh đó, còn có bất cập trong điều chỉnh kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN, không phù hợp với thực tế nghiên cứu triển khai và hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, việc thanh toán, quyết toán dựa vào kê khai các hóa đơn, chứng từ chi tiết dẫn đến tình trạng thiếu trung thực trong việc thanh toán, quyết toán các nhiệm vụ nghiên cứu. Một số nội dung chi, định mức chi quy định không phù hợp với thực tế nội dung nghiên cứu triển khai, đôi khi chỉ quan tâm đến số lượng, không đánh giá đúng chất lượng, giá trị khoa học, công sức nghiên cứu của nhà khoa học...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, điểm mấu chốt để KHCN hoạt động hiệu quả là phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy của cơ quan quản lý, tập trung xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ cho chuỗi ba vấn đề: làm thế nào để có nhiều tiền hơn cho hoạt động KHCN (không chỉ giới hạn ở ngân sách nhà nước), làm thế nào để tiêu được và tiêu có hiệu quả số tiền đó. Nói khác đi, chính là cần 3 trụ cột chính sách: đổi mới phương thức đầu tư, đổi mới cơ chế tài chính và có chính sách trọng dụng cán bộ khoa học.

Diệu Huyền

Nguồn tin: Đại biểu nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner