Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Bình luận khoa học Thứ tư, 04/12/2024 , 03:21 pm
Cập nhật : 30/10/2012 , 08:10(GMT +7)
Khoa học Việt Nam không qua nổi sân nhà
Nghiên cứu, chế tạo Robot tay máy gắp nhựa vẫn không thể áp dụng vào sản xuất
Hằng năm, Nhà nước chi 2% tổng chi ngân sách cho khoa học – công nghệ (KH-CN). Kinh phí đó không phải là ít. Tuy nhiên, kết quả thu lại được lại quá khiêm tốn.

PGS.TS Phan Đình Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nêu nhận định như trên. Còn PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện khoa học Vật liệu ứng dụng tại TP.HCM chia sẻ: ông biết một viện nghiên cứu trực thuộc một bộ, mỗi năm đề tài nghiên cứu các cấp (cơ sở, địa phương, bộ) gần hai chục tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả ứng dụng của các công trình nghiên cứu này lại cực kỳ nhỏ bé.

Đừng đổ thừa ít tiền

Việc nhiều công trình nghiên cứu không thể áp dụng vào thực tiễn ông Nguyễn Phước Sơn, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Đồng Tháp, kể: Hằng năm, Đồng Tháp đều có thông báo những lĩnh vực địa phương cần nghiên cứu cho các nhà khoa học. Thế nhưng, có rất ít nhà khoa học chịu xuống tận địa phương tìm hiểu vấn đề mà tỉnh đặt hàng. Thay vào đó, nhà khoa học chỉ đọc thông báo trên mạng, rồi ngồi nhà “vẽ” đề cương đăng ký nghiên cứu. Những đề cương này đọc rất hay, nhưng do “vẽ với” từ xa nên không khó phù hợp với thực tế.

 - 1

Một công trình nghiên cứu độ xe tay ga của hãng Honda chạy bằng xăng sang chạy băng gas

“Phải chi nhà khoa học chịu đi thực tế tìm hiểu vấn đề, rồi cùng với địa phương, nông dân, doanh nghiệp giải quyết những khó khăn thì kết quả nghiên cứu không đến nỗi phải cất vào ngăn kéo”, ông Sơn chua chát.

Với 2% tổng chi ngân sách, khoảng 10 nghìn tỷ đồng Nhà nước bỏ ra mỗi năm cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có được bao nhiêu công trình thực sự phát huy hiệu quả sau nghiên cứu?

Vị nể trong khoa học

Để đánh giá một công trình nghiên cứu, hội đồng nghiệm thu đề tài phải khách quan trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên, PGS.TS Tuấn nói: Thành viên hội đồng nghiệm thu đề tài thường có tâm lý nể nang. Có trường hợp thành viên của hội đồng không hiểu lĩnh vực chuyên môn sâu của đề tài nghiên cứu. Việc lựa chọn thành viên hội đồng thường là những gương mặt thân quen. Điều này dễ dẫn đến đi vào lối mòn, ít đưa ra được đánh giá, nhận xét mới.

 - 2

Nghiên cứu bộ kit phát hiện nấm mốc, nhưng không thể thương mại

Tại hội đồng khoa học do Sở KH-CN TP.HCM tổ chức, ông Đinh Minh Hiệp, Phó phòng quản lý khoa học giải thích: Chủ nhiệm đề tài không có quyền đề xuất thành viên hội đồng. Tuy nhiên, ông Hiệp thừa nhận dù cố gắng khách quan nhất, vẫn không thể loại bỏ hết khả năng thành viên hội đồng và chủ nhiệm đề tài quen biết, vị nể nhau.

Doanh nghiệp thiếu tin tưởng

“Khoa học – Công nghệ của một quốc gia phát triển mạnh cần có sự đóng góp của toàn xã hội, đặc biệt đầu tư của các doanh nghiệp, chứ không thể chỉ dựa vào ngân sách của nhà nước”. GS.TSKH Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM chỉ ra.

Đáng buồn, đa số doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú ý đến việc nhập khẩu công nghệ. Việc không “nên duyên” giữa nhà khoa học và doanh nghiệp đã không tạo được cầu nối để khoa học – công nghệ trong nước phát triển. Do vậy, mà đến nay từ những máy móc phục vụ nông nghiệp không đến nỗi quá khó, đến các loại máy móc công nghệ cao đều phải nhập khẩu.

Một thực tế không vui là nghiên cứu khoa học trong trường, viện chỉ nhằm mục đích nâng cao vị thế bản thân.


Nguồn tin: Khampha.vn

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner