Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 11:19 pm
Cập nhật : 09/12/2020 , 17:12(GMT +7)
Khó khăn của việc cai thuốc lá
Cai thuốc lá cần sự quyết tâm từ chính bản thân mỗi cá nhân (nguồn: internet)
Lợi ích của cai thuốc lá đã rất rõ ràng thế nhưng việc cai thuốc lá thì không dễ dàng. Chất nicotin trong thuốc lá là một chất gây nghiện, tác động lên não theo cách tương tự như heroin và cocain và tạo ra cảm giác sảng khoái. Việc khó bỏ thuốc lá do nồng độ cotinine (chất chuyển hóa của nicotine) tăng cao trong máu.

Cai thuốc lá không đơn giản chỉ là việc từ bỏ một thói quen lâu ngày mà là từ bỏ chất gây nghiện nicotin, từ bỏ sự kết hợp giữa các thói quen, suy nghĩ, tình cảm, các hoạt động và công việc hàng ngày.

Có người đến cai thuốc lá vì thấy tiết kiệm được số tiền không nhỏ từ khoản chi phí mua thuốc hút, tránh được những thiệt hại về thu nhập do mất ngày công lao động vì phải đi khám chữa bệnh hoặc nằm viện. Cai nghiện vì mong muốn của người thân, có khi bản thân bệnh nhân cũng không muốn cai thuốc lá.

Các triệu chứng xuất hiện khi bỏ thuốc lá thay đổi theo từng người nhưng nhìn chung thì rất khó chịu và khó dung nạp, bao gồm mệt mỏi, căng thẳng, bứt rứt, dễ kích động, khó ngủ, mất tập trung, thèm ăn, giảm nhịp tim. Người ta nhận thấy người nghiện thuốc lá còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý xã hội khác và vì vậy làm cho việc bỏ thuốc lá càng khó khăn hơn. Có người cho rằng hút thuốc lá giúp kích thích khả năng sáng tạo, có người lại hút thuốc lá để giết thời gian, để thư giãn… Ngoài ra, một trong những khó khăn có thể gặp phải khi bỏ thuốc lá là tình trạng tăng cân.

Một trong những khó khăn có thể gặp phải khi bỏ thuốc lá là tình trạng tăng cân. Sự tăng cân này lại là một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch vành, đồng thời lại ảnh hưởng xấu đến khía cạnh thẩm mỹ nhất là ở phái nữ, do đó có thể gây trở ngại trong việc tham vấn bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc lá phần lớn đều có kèm theo suy dinh dưỡng, khi đó tăng cân do cai thuốc lá lại trở thành điểm thuận lợi góp phần điều chỉnh tình trạng suy dinh dưỡng cho người bệnh.

Người nghiện thuốc lá bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý xã hội và vì vậy làm cho việc bỏ thuốc lá càng khó khăn. Nghiện thuốc lá được xem là một tính cách xã hội phức tạp, là sự kết hợp giữa các thói quen, suy nghĩ, tình cảm, các hoạt động và công việc hàng ngày.

Nhiều người hút thuốc lá vì thói quen, và thói quen này dường như gắn liền với các công việc hàng ngày ở nhà cũng như ở nơi làm việc. Có người cho rằng hút thuốc lá giúp kích thích khả năng sáng tạo, có người lại hút thuốc lá để giết thời gian, để thư giãn, để tay chân đỡ thừa thãi… Thậm chí có thời gian, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hình ảnh của thuốc lá được xem như một biểu tượng của sự sành điệu, tự do và hiện đại…Vì vậy, thật khó từ bỏ một thói quen.

Muốn cai thuốc lá cần phải được chuẩn bị tư tưởng một cách chu đáo và phải có kế hoạch. Một kế họach cai thuốc lá bao gồm các biện pháp cụ thể để có thể tự chính mình quyết tâm không hút thuốc lá và giữ vững ý chí này trong một thời gian dài, bên cạnh đó là cách sử dụng các loại thuốc cần thiết để hỗ trợ cho người muốn cai thuốc lá vượt qua được tác dụng gây nghiện của nicotin. Cần lưu ý là không có liều thuốc kỳ diệu nào có thể giúp bỏ thuốc lá nếu chính bản thân của đối tượng không quyết tâm. Đây thực sự là một cuộc chiến.

Ngoài ra, có một số liệu pháp hỗ trợ cai thuốc lá, trong đó trị liệu hành vi. Nhà trị liệu sẽ cùng bạn tìm các yếu tố kích hoạt hút thuốc của bạn (chẳng hạn như cảm xúc hoặc tình huống khiến bạn muốn hút thuốc) và lên kế hoạch để vượt qua cơn thèm thuốc.

Bên cạnh đó, Bupropion và Varenicline là các loại thuốc theo toa có thể giúp giảm cơn thèm thuốc và các triệu chứng cai thuốc. Bạn có thể bỏ thuốc lá tốt hơn nếu bạn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Cai thuốc lá thực sự khó khăn, trên thế giới có hàng triệu người bỏ thuốc thành công. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm hay phòng khám chuyên khoa cai thuốc lá được mở ra có thể hỗ trợ cộng đồng cai thuốc.

Đăng Minh

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner