Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hội nhập Quốc tế Thứ sáu, 22/11/2024 , 03:39 am
Cập nhật : 25/01/2020 , 16:01(GMT +7)
Kết nối doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN
Ký kết hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hồi tháng 10/2018
Trong năm vừa qua, quá trình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam đã diễn ra khá sôi động, Bộ (KH&CN) đã thực thi nhiều cơ chế, chính sách cũng như chiến lược cụ thể để giúp doanh nghiệp tiếp cận và phát triển công nghệ nhanh hơn cũng như đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN

Thích nghi và làm chủ trong đổi mới và chuyển giao công nghệ

Bộ KH&CN đã xác định đổi mới công nghệ ở Việt Nam cần cơ bản tập trung vào học hỏi và bắt kịp trình độ công nghệ của các nước đi trước thông qua xây dựng năng lực tiếp thu, thích nghi, làm chủ và cải tiến công nghệ với sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước và sự tham gia chủ động, tích cực của doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, trường đại học.

Đây cũng là một trong các khuyến nghị chính của Ngân hàng thế giới đối với Việt Nam trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã nỗ lực xây dựng, trình Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật cũng như các chương trình hành động nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực tăng cường các hoạt động KH&CN để tạo nền tảng vững chắc nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Luật Chuyển giao công nghệ; Nghị định 76 hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ; Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;...

Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển thông qua các Chương trình KH&CN quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong đó có các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động; thúc đẩy năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao, triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp.

Khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiên tiến, giải mã, làm chủ và bản địa hóa công nghệ nhập; liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong đổi mới công nghệ; Hoàn thiện các cơ chế ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu để nâng cao khả năng hấp thụ, phát triển, đổi mới công nghệ;

Tiếp tục hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, nghiên cứu đổi mới công nghệ trong các Chương trình KH&CN, từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Xã hội hoá mạnh các dịch vụ KH&CN, đặc biệt là dịch vụ thông tin, tư vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, các dịch vụ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình chợ công nghệ và thiết bị, các sàn giao dịch điện tử, các trung tâm giao dịch công nghệ.

KH&CN thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động

Với những giải pháp, hành động quyết liệt như trên trong thời gian vừa qua, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 43,3% trong giai đoạn 03 năm 2016-2018; giai đoạn 2016-2020 ước đạt 43,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016-2018 đã tăng lên 5,8%/năm. Đặc biệt năm 2018 và 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong 10 năm, đạt trên 7% nhưng  tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 14% so với mức 17 -18% của các năm trước đó.

Đầu tháng 10 vừa qua, theo công bố mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm trong một năm vừa qua và Việt Nam là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới.

Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) của Việt Nam cũng liên tục tăng cao, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp (năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/126quốc gia, trong đó, nhóm chỉ số về tri thức – công nghệ của Việt Nam có thứ hạng rất cao, thứ 28). Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo năm 2018, Việt Nam đã đạt kết quả trong việc tiếp cận với kiến thức khoa học, công nghệ của thế giới và hòa nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo điều kiện cho việc trao đổi tri thức hiệu quả. Một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã rất quan tâm đầu tư cho khoa học – công nghệ (KHCN), đổi mới, sáng tạo; và đã đạt được kết quả tương xứng.

Những chỉ số này thể hiện sự chỉ đạo và những giải pháp của Chính phủ trong việc đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng các giải pháp tập trung vào thu hút các nguồn lực của xã hội cho khoa học và công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển giao, hấp thụ và phát triển công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam

Về vấn đề đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Bộ KH&CN cũng đã xây dựng và triển khai một số chính sách để thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, nhất là các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên như  Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đồng thời cũng hạn chế trên cơ sở quy định chặt chẽ việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng đã hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp trong nước nhập khẩu và làm chủ công nghệ cao, tiên tiến của thế giới thông qua các nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình KH&CN cấp quốc gia, thông qua Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia, các Chương trình như: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài đến năm 2020 Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.

Bộ KH&CN cũng đã giao cho các đơn vị trong Bộ chủ động tổ chức thực hiện 11 kỳ Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ tại các vùng từ năm 2011 đến năm 2019. Hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ đã xác định nguồn cung công nghệ nước ngoài và tổ chức kết nối cung - cầu công nghệ cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài, kết nối ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến từ các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Séc, Mỹ... vào Việt Nam. Các sự kiện đã lựa chọn trình diễn và giới thiệu 3.058 quy trình, công nghệ, thiết bị, sản phẩm của các viện, trường, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tổ chức KH&CN các tỉnh/thành phố, gần 150 hợp đồng hợp tác và chuyển giao công nghệ đã được ký với giá trị hơn 2.257,7 tỷ đồng;

Một số kết quả tiêu biểu đã đạt được trong thời gian qua có thể kể đến: Trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất ô tô và máy móc, thiết bị nông nghiệp, một số công ty như Công ty Thaco, VinFast đã thực hiện nhiều dự án chuyển giao công nghệ từ các đối tác lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… các dây chuyền sản xuất và công nghệ tiên tiến đều được đầu tư nhập khẩu từ nước ngoài để bảo đảm tiêu chuẩn toàn cầu .  Chuyển giao công nghệ tái chế rác thải thành vật liệu siêu nhẹ aerogels giữa Đại học Quốc gia Singapore (NUS) với Công ty Cổ phần DPN Aerogels (Việt Nam) với mục đích sản xuất thương mại.

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất chất điều biến miễn dịch và kháng vi sinh vật, cách điều chế và sử dụng từ Công ty AT Pharma Korea cho Công ty  TNHH AT Pharma Việt Nam; Chuyển giao và hấp thụ công nghệ trong ngành giao thông vận tải và ngành xây dựng dược thực hiện trong quá trình hợp tác với các tư vấn, chuyên gia nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư. Các kết quả tiếp nhận chuyển giao công nghệ đã hỗ trợ cho doanh nghiệp làm chủ và áp dụng trong các công trình, dự án khác nhau, trong đó, phải kể đến các công trình cầu dây văng Rạch Miễu, hầm Đèo Ngang, hầm Đèo Cả, đèo Cù Mông, thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, Lọc dầu Nghi Sơn… góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

PV 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner