Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 01:18 pm
Cập nhật : 07/11/2015 , 15:11(GMT +7)
Kết nối cung – cầu công nghệ: Chìa khóa thành công cho doanh nghiệp hội nhập
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại buổi lễ bế mạc
Sau hai ngày làm việc nghiêm túc với tinh thần đổi mới, năng động và trách nhiệm, chiều 6/11/2015 tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hoạt động trình diễn và kết nối cung – cầu công nghệ khu vực Nam Bộ năm 2015 (Hoạt động) đã thành công tốt đẹp với trên 250 quy trình, công nghệ của gần 150 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia.

 Những con số ấn tượng

Theo Ban tổ chức, Hoạt động đã thu hút trên 1000 đại biểu tham dự và trên 10.000 lượt người tham quan khu trình diễn công nghệ, trong đó có sự tham gia của các đối tác nước ngoài đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malayxia, Hà Lan, Bỉ, Nga, Séc,…

Có 12 hợp đồng hợp tác chuyển giao công nghệ, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác của 18 đơn vị với tổng giá trị lên tới gần 64 tỷ đồng. Ban tổ chức đã lựa chọn trên 250 quy trình công nghệ, thiết bị sản phẩm xuất phát từ kết quả nghiên cứu của gần 150 doanh nghiệp tro, đặc biệt có 100 công nghệ đã được lựa chọn cung cấp thông tin đầy đủ trong Cẩm nang công nghệ.

 Thứ trưởng Trần Văn Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Thanh Dũng và đại diện lãnh đạo Trung ương, địa phương chứng kiến lễ ký kết biên bản hợp tác

Để tổ chức Hoạt động trên, Bộ KH&CN đã phối hợp với hơn 20 tỉnh khu vực Nam Bộ tổ chức điều tra, khảo sát cung – cầu công nghệ của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN trong khu vực. Tiếp nhận gần 100 nhu cầu của trên 70 doanh nghiệp cần tư vấn cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quy trình công nghệ, đổi mới công nghệ với sự tham gia tư vấn trực tiếp của gần 30 chuyên gia công nghệ.

Ngoài ra, có hơn 60 cuộc gặp gỡ giữa bên cung và cầu công nghệ với sự tư vấn hỗ trợ đến từ các chuyên gia trong và ngoài nước. Đặc biệt, có 50 doanh nghiệp Hàn Quốc, 05 doanh nghiệp Nhật Bản, 03 doanh nghiệp Mỹ, 03 doanh nghiệp Cộng hòa Séc đã có nhiều cuộc đàm phán với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Thanh Dũng

trao Giấy chứng nhận cho các đơn vị tham gia Hoạt động.

Tại lễ bế mạc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực và cố gắng của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Cục Ứng dụng) trong việc nghiên cứu các mô hình tổ chức hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ tương tự của các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,… nhằm chọn lọc các nội dung phù hợp để xây dựng mô hình tổ chức hoạt động kết nối cung cầu phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam, điều kiện cụ thể của khu vực Nam Bộ.

Đặc biệt, Hoạt động tập trung giới thiệu các công nghệ mới; công nghệ tiên tiến; các quỹ đầu tư; các chương trình dự án trong và ngoài nước,… để kết nối ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ. “ Đây là những công nghệ rất hữu ích trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị theo nhu cầu địa phương trong vùng” Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Thanh Dũng, cùng với việc tổ chức thành công 02 hội thảo chuyên đề chuyên sâu giới thiệu các công nghệ theo nhu cầu của doanh nghiệp, địa phương khu vực Nam Bộ, 01 hội thảo về kết nối tài chính, công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và các hoạt động tư vấn trực tiếp từ hệ thống các Quỹ cho doanh nghiệp, 01 hội thảo về Vai trò của Truyền thông trong phát triển KH&CN khu vực phía Nam. Hoạt động trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN cũng như tạo ra bước phát triển mới trong việc đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

“Đây chính là cơ hội để các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp của địa phương trong cả nước nói chung và khu vực Nam Bộ nói riêng được gặp gỡ, trao đổi và đặt ra những nhu cầu công nghệ của địa phương đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp trong và ngoài nước... thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế -xã hội mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các tỉnh khu vực Nam Bộ” ông Dũng bày tỏ.

Đổi mới công nghệ - yếu tố sống còn của doanh nghiệp


Đánh giá về sự kiện năm nay, Cục trưởng Cục Ứng dụng Tạ Việt Dũng cho biết, Hoạt động còn có sự kiện trình diễn tính chuyên ngành sâu, đặc biệt là xác định nhu cầu của doanh nghiệp xuất phát từ chỗ mong muốn cải tiến kỹ thuật hay là hỗ trợ tài chính. Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn có khu tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp, tạo nên chuỗi hoạt động tổng thể với quy mô hơn 150 khu.
 
Năm 2015, ngoài hoạt động tư vấn kỹ thuật và giới thiệu công nghệ mới sẵn sàng chuyển giao là một trong những nội dung mới, nổi bật so với các kỳ trước, được Ban tổ chức còn tập trung triển khai thực hiện từ khâu: xác định nhu cầu; kết hợp chuyên gia tổ chức tư vấn công nghệ, tư vấn cải tiến kỹ thuật; giới thiệu công nghệ mới cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có nhu cầu đến kết nối cung – cầu công nghệ.
 
Chỉ tính riêng về hoạt động tư vấn kỹ thuật, trong năm 2015, cùng với các chuyên gia Cục Ứng dụng đã tổ chức tư vấn cho 46 doanh nghiệp có nhu cầu trên phạm vi cả nước ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tây Ninh, Tiền Giang, Cần Thơ ... và Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Nội.
 
 
Các hoạt động tư vấn tài chính cùng diễn ra bên lề các hội thảo
 
Nhằm cung cấp đầy đủ hơn thông tin về các công nghệ sẵn sàng chuyển giao, Cục Ứng dụng đã phối hợp với các chuyên gia tổ chức đánh giá, lựa chọn các công nghệ và xây dựng Cẩm nang công nghệ 2015 với các thông tin hữu ích cung cấp cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có nhu cầu như: Mô tả công nghệ, tính ưu việt của công nghệ, phạm vi ứng dụng và liên hệ chuyển giao.
 
“Nhà khoa học khi nghiên cứu phải gắn với nhu cầu thị trường. Chúng tôi muốn tạo ra một sân chơi lành mạnh, để từ đó các công nghệ trong và ngoài nước đều có sân chơi chung. Sân chơi này sẽ tác động tích cực đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam trong việc tự đổi mới, hoàn thiện mình để hội nhập” ông Dũng cho biết.
 
Cũng theo ông Dũng, trong quá trình hội nhập, việc canh tranh công nghệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước là bắt buộc. Công nghệ nào mang lại hiệu quả tốt với giá thành thấp sẽ có ưu thế trên thị trường. Việc cải cải tiến công nghệ mình nghiên cứu ra là hoạt động thường xuyên, liên tục của các nhà nghiên cứu.
 
Để Hoạt động trên là hoạt động thường xuyên của Cục Ứng dụng và có những bước thay đổi phù hợp trong quá trình hội nhập. Tại buổi lễ bế mạc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đề nghị Cục Ứng dụng tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương tiếp tục theo dõi đánh giá các kết quả sau mỗi sự kiện nhằm mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ. Đồng thời, sớm thành lập cơ sở dữ liệu công nghệ, cung cấp công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể tìm hiểu, kết nối nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước.
 
Bài, ảnh: Ngũ Hiệp

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner