Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ sáu, 22/11/2024 , 11:39 pm
Cập nhật : 24/10/2014 , 17:10(GMT +7)
KH&CN vùng ĐBSCL: Cần tạo sự liên kết chặt chẽ
Sản xuất lúa gạo là một trong những lĩnh vực chủ lực của vùng ĐBSCL mà KH&CN cần chú trọng
KH&CN của vùng ĐBSCL muốn có sự bứt phá cần có sự liên kết vùng chặt chẽ để phát huy thế mạnh từng tỉnh, thành phố đồng thời nhân rộng, tạo sự lan tỏa cho các ứng dụng khoa học, tránh lãng phí chồng chéo.

Đây là nhận định của các đại biểu trong Hội nghị giao ban KH&CN vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ 23 vừa được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vừa qua. Là một vùng có tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, cần nhìn nhận thẳng thắn, KH&CN chưa thực sự đóng góp như kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả vùng.

Những thành tựu đạt được

Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động KH&CN vùng ĐBSCL của Vụ Phát triển KH&CN địa phương, Bộ KH&CN cho thấy, trong giai đoạn 2012- 2014, các địa phương đã tiếp nhận và phối hợp triển khai được 43 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia với tổng kinh phí 106.109 tỷ đồng. Kết quả hoạt động KH&CN của các địa phương cho thấy, việc triển khai nhiệm vụ được thực hiện khá nghiêm túc, có sự phối chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, bám sát địa bàn nghiên cứu, có sự tham gia tích cực của người dân vùng nghiên cứu. Do vậy, các nhiệm vụ đều đat được kết quả cao, nhiều sản phẩm KH&CN được tạo ra với chất lượng tốt, có khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn sản xuất và đời sống, có nhiều triển vọng nhân rộng, tạo ra bước phát triển mới trong sản xuất của nhiều địa phương trong vùng, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSCL.

Một số kết quả nổi bật của vùng ĐBSCL như: Nghiên cứu, chế tạo các thiết bị phục vụ tự động hóa dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu năng suất 8- 10 tấn thóc/giờ (Long An); Xây dựng mô hình nấm hàng hóa theo mô hình công nghiệp tại tỉnh Long An; Áp dụng các giải pháp kỹ thuật quản lý tổng hợp nhằm phát triển vùng xoài cát Hòa Lộc vùng Hòa Hưng, Cái Bè, Tiền Giang theo tiêu chuẩn GlobalGap; Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm và thương mại hóa các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững (Bến Tre)...

Nhiều địa phương đã xây dựng các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn vốn khác ngoài ngân sách của Nhà nước hằng năm. Đối với doanh nghiệp, một số địa phương xây dựng cơ chế đồng bộ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ, vay vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư cho hoạt động KH&CN. Các kết quả nghiên cứu có địa chỉ ứng dụng cụ thể, sát với thực tiễn. Đây cũng là một động lực góp phần tăng tỷ lệ các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất và đời sống.

Số lượng các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng và triển khai nhân rộng được tăng lên rõ rệt đạt 65- 85% trên tổng số kết quả nghiên cứu ứng dụng theo lĩnh vực nghiên cứu. Năng lực công nghệ của một số lĩnh vực được đổi mới. 

Hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế về công tác Sở hữu trí tuệ thường xuyên được chú trọng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Sản phẩm được bảo hộ về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý đã có giá trị hơn rất nhiều lần so với thời điểm chưa được cấp giấy chứng nhận bảo hộ.

Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường và cơ bản đáp ứng được so với yêu cầu thực tiễn. Nhất là công tác thanh kiểm tra các hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ, sử dụng kinh phí, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN…

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết: Trong thời gian vừa qua, tôi thấy sự chuyển mình về đổi mới cơ chế quản lý khoa học của Bộ KH&CN có những bước chuyển mình khá nhanh. Về phía tỉnh Vĩnh Long, trong chương trình hợp tác KHCN giữa tỉnh và Bộ KH&CN đã thấy có hiệu quả rõ rệt, đặc biệt là chương trình ứng dụng tiến bộ công nghệ, chương trình kết nối cung cầu, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các kết quả, công trình nghiên cứu có thị trường đứng khá vững ở địa phương. Rõ rét nhất là một số chương trình, tuy chưa nhiều lắm đó là chương trình nông thôn miền núi, tạo được sự lan tỏa khá mạnh, khá bền vững và nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân. Bên cạnh đó là chương trình đưa năng suất chất lượng hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp nhất là cây lúa, cá tra; chương trình phát triển cơ giới hóa nông nghiệp.

Và những hạn chế cần khắc phục

Tuy nhiên, hoạt động KH&CN vùng ĐBSCL cũng còn tồn tại một số hạn chế. Mặc dù, các địa phương đã quan tâm nhiều đến việc đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN cho các tổ chức KH&CN nhưng các địa phương mới bố trí đạt 47,1% vốn đầu tư phát triển do Trung ương cân đối thông qua ngân sách địa phương. 

Việc phân bổ kinh phí sử dụng ngân sách khoa học cho các nhiệm vụ KH&CN ở một số địa phương còn mang tính dàn trải, chưa có nhiều địa phương xây dựng được các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm phục vụ phát triển các sản phẩm chủ lực, các nhiệm vụ có tính liên tỉnh, liên vùng. Đa phần các nhiệm vụ KH&CN thường chỉ giải quyết các vấn đề đơn lẻ, chuyên biệt, phục vụ chủ yếu một ngành, một cơ sở của địa phương nên không tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống cung cấp, trao đổi thông tin giữa các tỉnh về danh mục, kết quả các đề tài, dự án KH&CN vận hành chưa tốt nên khó tránh khỏi sự trùng lắp trong nghiên cứu gây lãnh phí.

Công tác xã hội hóa hoạt động KH&CN chưa được đẩy mạnh, nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động KH&CN còn khá thấp. Hiện nay một số địa phương đã có Quỹ phát triển KH&CN nhưng hoạt động còn “dè dặt”, thiếu cơ chế đồng bộ để vận hành… Quỹ của doanh nghiệp chưa được thực hiện nhiều.

Hoạt động nghiên cứu triển khai trong doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp ở địa phương nhìn chung còn yếu, số doanh nghiệp có đầu tư , đổi mới công nghệ không nhiều, trình độ công nghệ của một số nhóm ngành chủ lực chỉ đạt mức trung bình tiên tiến so với cả nước.

Nhiều sản phẩm thế mạnh của vùng chưa được đầu tư phát triển một cách thỏa đánh như vấn đề giống chất lượng cao trong sản xuất, công nghệ bảo quản, chế biến sâu nông sản, phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước cho các sản phẩm chủ lực của vùng.

KH&CN vùng ĐBSCL cần có sự liên kết giữa các vùng để tạo sức mạnh cho toàn vùng

TS Trần Ngọc Nguyên, Giám đốc Sở KH&CN thành phố Cần Thơ kiến nghị cần có cơ chế trao đổi thông tin, kết quả nghiên cứu giữa các tỉnh thành trong vùng để tạo sự lan tỏa các kết quả nghiên cứu.

Cũng liên quan đến cơ chế phát triển KH&CN cho vùng, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng: Trong cơ cấu đầu tư và bố trí nguồn vốn, Bộ KH&CN cần có cơ chế đổi mới mạnh mẽ hơn trong đầu tư phát triển. Hiện nay đầu tư cho phát triển KH&CN địa phương chỉ chiểm 25% trong số 2% tổng chi ngân sách Nhà nước dành cho KH&CN. Do vậy nhiều kết quả nghiên cứu của địa phương thiếu điều kiện ứng dụng. Cùng với đó, Bộ KH&CN cũng cần tăng cường đặt hàng địa phương giải quyết các vấn đề của chính địa phương đó bằng KH&CN trên cơ sở vốn sự nghiệp khoa học được tăng cường nhiều hơn. 

Trong giai đoạn 2014- 2016 và định hướng công tác đến năm 2020, hoạt động KH&CN của vùng ĐBSCL dự kiến tập trung huy động các nguồn lực nhằm khai thác và phát triển các sản phẩm lợi thế của vùng như: Tập trung nghiên cứu và phát triển mạnh một số giống lúa chủ lực, có năng suất, chất lượng cao, có chất lượng cao, có khả năng kháng chịu tốt với dịch hại và thích ứng với biển đổi khí hậu, tạo ra sản phẩm gạo chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam, cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước mang lại hiệu quả cho người sản xuất. Bên cạnh đó, vùng cũng cần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất con giống và thâm canh, siêu thâm canh trong nuôi trồng thủy sản chất lượng cao (tôm, cá) nhằm tạo ra sản phẩm thủy sản an toàn, chất lượng tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu...

Đặc biệt trong giai đoạn tới, hoạt động KH&CN vùng ĐBSCL sẽ tập trung thực hiện cơ chế và chính sách liên kết trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thực hiện đồng bộ các giải pháp KH&CN nhằm hạn chế, thích ứng đối với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hiện tượng lũ lụt và xói lở bờ sông, bờ biển; tình trạng xâm nhập mặn, vấn đề sâu bệnh hại cây trồng vật nuôi, vấn đề ô nhiễm môi trường. 

Bài, ảnh: Minh Châu


 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner