Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ bảy, 23/11/2024 , 05:07 am
Cập nhật : 24/02/2013 , 10:02(GMT +7)
KH&CN đẩy nhanh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống
Ông Võ Khiếm, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KH&CN Lâm Đồng khẳng định, “nếu có đủ các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, hoạt động chuyển giao KH&CN của các trung tâm cũng như các nhà khoa học trong thời gian tới sẽ có chuyển biến rõ rệt hơn, mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với hiện nay”.

Là một trong những trung tâm nghiên cứu và ứng dụng KH&CN ở tỉnh cao nguyên Lâm Đồng – nơi có những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù riêng, xin ông cho biết một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng thành công nổi bật của đơn vị?

Lâm Đồng nằm ở Nam Tây Nguyên, có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp, các vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả, dược liệu... Để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, dựa trên thế mạnh của vùng, trong những năm qua chúng tôi tập trung ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất. Đó là lưu giữ, bảo tồn nhiều giống hoa, cây ăn quả có giá trị. Thông qua công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, chúng tôi đã đưa vào nuôi cấy và sản xuất nhiều loại giống đạt tiêu chuẩn, sạch bệnh cho vùng và cho các địa phương khác trong cả nước. Đặc biệt, chúng tôi cũng lưu giữ được nhiều loại dược liệu trong đó có các giống nấm dược liệu như linh chi, đông trùng hạ thảo - một dược phẩm quý của thế giới.

Bên cạnh đó, Trung tâm chuyển giao các kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho bà con nông dân như mô hình trồng su hào, cải dưa, đậu cô-ve…; chuyển giao kỹ thuật thâm canh chè cành, cà phê, trồng mây dưới tán rừng tại vùng dân tộc thiểu số; xử lý phế phẩm nông nghiệp làm phân bón; xử lý chất thải; ứng dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng cho các nhà trẻ, trạm y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.... Các mô hình chuyển giao kỹ thuật giúp nhân dân tiếp cận những quy trình kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đem lại lợi nhuận từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng cho bà con nông dân so với việc trồng theo phương thức và các giống cây cũ.

Rất nhiều hoạt động KH&CN phục vụ cho đối tượng là đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. Người nông dân thường rất khó thay đổi tập quán sản xuất, ông có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm trong vấn đề này?

Lâm Đồng là tỉnh miền núi có khá đông các dân tộc thiểu số sống rải rác ở các vùng sâu, vùng xa, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân trung tâm cũng đang gặp khó khăn do đó, chúng tôi cố gắng chọn những loại hình nghiên cứu ứng dụng thật phù hợp, dễ thích ứng, triển khai trong điều kiện nông thôn miền núi không phải dựa quá vào trang thiết bị hiện đại. Tức là chọn lựa, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật chuyển giao phải bảo đảm tính tiên tiến, nhưng phù hợp với trình độ, điều kiện canh tác của nông dân. Phương pháp hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào cần thật cụ thể với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, theo từng công đoạn sản xuất giúp nông dân dễ dàng tiếp thu và áp dụng tốt các quy trình. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia phối hợp tốt của các cơ quan chuyên môn, của chính quyền, đoàn thể địa phương. Lồng ghép, kế thừa các dự án đang thực hiện trên cùng địa bàn nhằm huy động các nguồn lực, sự đóng góp của người dân.

Hiện nay, chúng tôi đang thông qua các dự án đầu tư của chính phủ xin đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị hiện đại, làm sao nâng tầm trung tâm ứng dụng thành một trung tâm hiện đại trong những năm sắp tới.

Qua hoạt động thực tiễn của đơn vị, theo ông cái khó lớn nhất của các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN hiện nay là gì và ông có kiến nghị gì để hoạt động của các trung tâm khởi sắc hơn trong thời gian tới?

Theo tôi, cơ sở vật chất của các trung tâm ứng dụng hiện nay rất khó khăn để phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng các mô hình thực nghiệm. Do đó, mong mỏi của chúng tôi trước nhất là làm sao đầu tư tăng cường cho các trung tâm hiện đại và tạo được đội ngũ nhân lực có đủ trình độ để nắm bắt các công nghệ mới cũng như nghiên cứu ứng dụng các công nghệ của địa phương, mặt khác cũng cần có sự đổi mới về cơ chế nhất là cơ chế về hoạt động đặc thù của KH&CN vì hiện nay các cơ chế liên quan đến hoạt động này chưa được cụ thể rõ ràng, gây khó khăn cho chúng tôi trong qua trình hoạt động. Nếu có đủ các điều kiện cơ sở vật chất và những đột phá về cơ chế, tôi tin hoạt động KH&CN của các trung tâm sẽ có những chuyển biến tích cực hơn./.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn tin: VEN

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner