Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 12:21 am
Cập nhật : 11/07/2012 , 11:07(GMT +7)
KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất đước
Việt Nam đã làm chủ được công nghệ Giàn khoan tự nâng 90m nước (Ảnh: P.Hoàn))
“ Mặc dù KH&CN đóng góp những thành tựu nhất định trong sự phát triển KH-XH, nhưng đánh giá một cách nghiêm túc thì KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Vì vậy Đề án “phát triển KH&CN phục vụ CNH, HDH và hội nhập quốc tế” ra đời sẽ tập trung đưa ra một số giải pháp khắc phục yếu kém trong thời gian qua về cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính cho KH-CN….” Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng khẳng định tại buổi Giao lưu trực tuyến với Báo Đất Việt ngày 10/7 tại Hà Nội.

Đổi mới về khoa học công nghệ…

Theo ông Trần Văn Tùng, hiện  nay, trước sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực. Cần thiết phải có sự  đổi mới KH&CN xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc đổi mới này được thể hiện chủ yếu thông qua đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, KH&CN cũng giúp cho việc đưa ra các giải pháp để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng của quốc gia.

Chính vì vậy, lực lượng đổi mới ở đây chính là các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, trong các doanh nghiệp, kể cả lực lượng cán bộ đang làm công tác quản lý KH&CN, và những người say mê cải tiến kỹ thuật trong xã hội.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Bộ Lĩnh, phó chủ nhiệm Ủy ban môi trường quốc hội cho biết, việc đổi mới liên tục được thực hiện từ sau khi có Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII năm 1996 đến nay, có thể nói hệ thống các văn bản chính sách về KH&CN đã từng bước được hoàn thiện. Trên bình diện chung, Quốc hội đã thông qua Luật KH&CN năm 2000 đặt nền tảng khuôn khổ thể chế cho KH&CN. Năm 2002 Hội nghị TƯ 6 khóa 9 đã ra Nghị quyết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết này và tiếp tục xác định các nhiệm vụ giải pháp ưu tiên để thực hiện mục tiêu phương hướng phát triển KH&CN đến năn 2020. Trên cơ sở đó, năm 2003 Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010. Năm 2004 Đề án về đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động KH&CN cũng được thông qua.

Tiếp đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 và Đề án tiếp tục đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động KH&CN. Có thể nói, các văn bản này đã cụ thể hóa các quan điểm và định hướng phát triển KH&CN nêu trong Nghị quyết TƯ 2 (Khóa VIII).

Gần đây nhất, Quốc hội cũng đã thông qua một loạt các Luật trên các lĩnh vực KH-CN cụ thể như: Luật chuyển giao công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật giao dịch điện tử, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Công nghệ cao, Luật Đo lường, Luật Năng lượng nguyên tử, Luật Đa dạng sinh học...

“Xác định vị trí vai trò của KH-CN và những định hướng lớn về phát triển KH-CN, trách nhiệm của các cấp, các ngành,… trong việc phát triển.

Ông Phạm Văn Linh. (Ảnh: Như Ý)

KH&CN đối với đất nước. Đây thực sự là một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển KH&CN, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững góp phần đưa nước ta trở thành một nước theo hướng hiện đại vào năm 2020…”, phó Trưởng Ban tuyên giáo trung ương Phạm Văn Linh khẳng định.

Tháo gỡ “nút thắt” về cơ chế chính sách.

Theo ông Lê Bộ Lĩnh, “điểm nghẽn” cần giải quyết cho ngành KH&CN chính là cơ chế tài chính, đây chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển KH&CN.

Ông Lĩnh cũng nhận định,  hiện nay, mức đầu tư cho KH&CN vẫn là con số khiêm tốn, không đủ điều kiện để thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đặt ra, đây cũng là vấn đề cần được thảo luận. Tuy nhiên, với mức bao nhiêu là đủ điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và năng lực triển khai các nhiệm vụ KH&CN. Bên cạnh đó, “mức thu nhập và tiền lương cho các nhà khoa học vẫn theo thang lương hành chính sự nghiệp đang là một nghịch lí.
 Có thể lấy ví dụ như một nghiên cứu viên chính có mức lương tương đương chuyên viên chính, nghĩa là khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, trong khi lương của giáo sư cũng chỉ khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Rõ ràng mức lương này không bảo đảm được cuộc sống để các nhà khoa học chuyên tâm vào công tác chuyên môn mà họ phải tăng thu nhập bằng nhiều hoạt động khác. Hệ quả là tiền lương ngày càng tách rời với thu nhập và không phản ánh năng lực trình độ chuyên môn của người làm khoa học.

Thứ trưởng Bộ kH&CN Trần Văn Tùng (Ảnh: Như Ý)

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Văn Tùng cho rằng , Để thực hiện mục tiêu tổng đầu tư cho KH&CN từ xã hội đạt mức 1,5% GDP vào năm 2015, các doanh nghiệp phải dành ra một số kinh phí cho hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp. Mặc dù, Nhà nước đã có quy định doanh nghiệp được dành tới 10% lợi nhuận trước thuế cho quỹ phát triển KH&CN tại doanh nghiệp, nhưng quy định trên dường như chưa được thực hiện một cách triệt để. Do vậy, thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan để sửa đổi, bổ sung một số quy định nêu trên. Điều này sẽ giúp đẩy mạnh nguồn kinh phí ngoài nhà nước đầu tư cho KH&CN và hoàn thành mục tiêu đầu tư 1,5% GDP cho phát triển KH&CN vào năm 2015.

Cũng theo ông Phạm Văn Linh, để KH&CN thực sự là động lực để  phát triển KT - XH thì không chỉ đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, thực tế trên ở các nước phát triển đã minh chứng. Yêu cầu phát triển của Việt Nam đòi hỏi đầu tư cho KH&CN phải có những ưu tiên đúng mức, đúng với vai trò “quốc sách hàng đầu”. “Hiện nay bình quân đầu người về đầu tư KH&CN mới chỉ đạt 8 đô la cho một người trong khi ở các nước như Hàn Quốc là 3000 đô la cho một người” ông so sánh.

Nguồn tài chính cho phát triển KH&CN nếu chỉ dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách sẽ rất hạn chế, cần phải phải huy động tổng hợp các nguồn lực ngoài xã hội. Chú ý đúng mức đầu tư của doanh nghiệp cho phát triển KH&CN, coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cung quan trọng và là nguồn cầu tiềm năng của KH&CN. Vì vậy trong thời gian tới đòi hỏi phải có nhiều cơ chế chính sách huy động các nguồn lực xã hội, tạo sức lan tỏa cho KH&CN phục vụ sự phát triển đất nước.

Đặc biệt, những thủ tục phức tạp trong việc thanh quyết toán và thủ tục hành chính chỉ đúng... một phần nào đó. Vấn đề lớn hơn và phức tạp hơn là việc xây dựng kinh phí để thực hiện đề tài. Bởi quy định hiện nay, để xây dựng mức kinh phí, chủ nhiệm đề tài phải bóc tách ra thành rất nhiều các nhiệm vụ nghiên cứu nhỏ với kinh phí khoán nhất định, nhiều khi việc bóc tách này là không sát thực tế và không đúng với giá trị công việc.

Ông Nguyễn Chỉ Sáng. (Ảnh: Như Ý)

Do vậy, hiện nay, có rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học đề nghị khoán việc thực hiện các đề tài nghiên cứu, đây cũng là ý kiến hay mặc dù khó triển khai nhưng cần nghiên cứu để đưa ra được những phương thức mới trong thời gian tới, Viện trưởng Viện nghiên cứu cơ khí Nguyễn Chỉ sáng chia sẻ.

Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nói về vấnđề này, Ông Trần Văn Tùng cho biết, Bộ KH&CN đã tập trung xây dựng đề án sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có nhiều điểm tạo môi trường làm việc, các chính sách ưu đãi, tôn vinh khen thưởng đối với các nhà khoa học.

Đặc biệt, Đề án sắp tới trình Chính phủ cũng đề xuất những chức danh mới như Tổng công trình sư, kỹ sư trưởng đối với những người được giao chủ trì thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mang tầm quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng tổ chức xem xét đánh giá để trình lên trên việc khen thưởng, tôn vinh những nhà khoa học của đất nước thông qua các giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN… trong thời gian qua.

Cũng theo ông Tùng, việc thu hút những cán bộ trẻ vào hoạt động nghiên cứu KH&CN là một định hướng của Bộ KH&CN. Để thực hiện điều này, Bộ KH&CN đã hình thành một chương trình nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN tiềm năng dành cho những người trẻ tuổi.

“Hy vọng rằng với việc triển khai chương trình nghiên cứu này, các bạn trẻ sẽ có cơ hội được tham gia làm chủ các nhiệm vụ nghiên cứu và có điều kiện cống hiến, sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu KH” ông nhận định.

Ngũ Hiệp


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner