Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 07:18 am
Cập nhật : 02/12/2013 , 20:12(GMT +7)
Hội nghị Cấp vùng Châu Á – Châu Đại dương lần thứ 5 về Các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị
Sáng 2-12, tại Trường ĐH Bách khoa, Hà Nội, Hội nghị Cấp vùng Châu Á và Châu Đại Dương lần thứ 5 về Các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (AOR-5) đã được khai mạc.

Hội nghị do Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp với các đối tác quốc tế: Uỷ ban Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về GNSS (ICG), Tổ chức Quốc tế về Dịch vụ GNSS (IGS); Cơ quan Khám phá Không gian Nhật Bản (JAXA); Tổ chức Phát triển Dịch vụ Hệ thống định vị Nhật Bản (QSS), và Dự án EU-FP7 Growing NAVIS tổ chức.

Tham dự hội nghị có 150 nhà quản lý, nhà khoa học đến từ các cơ quan quản lý khai thác hệ thống trong lĩnh vực vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS), các tổ chức, các trường đại học, các viện nghiên cứu, và các công ty hoạt động trong lĩnh vực GNSS nói riêng và công nghệ hàng không - vũ trụ nói chung trên khắp thế giới.

Hội nghị AOR-5 được tổ chức với mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ định vị sử dụng vệ tinh trong môi trường đa hệ thống GNSS (multi-GNSS). Chương trình của Hội nghị tập trung vào việc cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình phát triển GNSS trên thế giới; cũng như trình bày các kết quả nghiên cứu, ứng dụng định vị đa hệ thống để giải quyết các bài toán cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo môi trường sống tại các quốc gia trong khu vực Châu Á và Châu Đại Dương.

Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Quốc Khánh khẳng định, việc đăng cai tổ chức AOR-5 có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của lĩnh vực định vị sử dụng vệ tinh tại Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, với sự quan tâm của Chính phủ, đến nay, Việt Nam đã thu được một số kết quả bước đầu trong lĩnh vực này, đã có một số vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo. Cụ thể như vệ tinh viễn thông VINASAT-1 năm 2008, VINASAT-2 năm 2012 và vệ tinh quan sát Trái Đất VNREDSAT-1 năm 2013. Năm 2012, Dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cũng đã được khởi công với tổng mức đầu tư 600 triệu USD. Đây là các dự án có ý nghĩa chính trị và kinh tế - xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền của Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, Chương trình KH&CN độc lập cấp Nhà nước về công nghệ vũ trụ cũng đã và đang được triển khai một cách hiệu quả từ năm 2008. Đến nay đã có một số kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tế trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Hội nghị được tổ chức từ ngày 01-03/12. 

Tin, ảnh: Phương Nga

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner