Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ bảy, 23/11/2024 , 09:38 am
Cập nhật : 31/08/2012 , 05:08(GMT +7)
Hà Nội: Ứng dụng hiệu quả KH&CN phát triển các sản phẩm chủ lực
Các đại biểu tham dự hội nghị tham quan gian hàng trưng bày của Thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hạnh
Các doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực đã đóng góp quan trọng vào sản xuất công nghiệp của Thủ đô, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt hơn 30.840 tỷ đồng, chiếm 26,73% tỷ trọng sản xuất công nghiệp và 9,5% kim ngạch xuất khẩu của toàn Thành phố.

Đại diện UBND TP. Hà Nội cho biết tại hội nghị “Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm chủ lực Vùng ĐBSH” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), UBND tỉnh Hà Nam phối hợp tổ chức mới đây.

Không hổ danh “đầu tàu”

Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, từ năm 2005, Thành phố đã thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm chủ lực và xác định mục tiêu phát triển các ngành chủ lực có lợi thế đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ đặc thù thúc đẩy công nghiệp và sản phẩm công nghiệp. Đến nay, đã có 53 sản phẩm của 47 doanh nghiệp là sản phẩm chủ lực của Thành phố thuộc các lĩnh vực: cơ khí, điện - điện tử, dệt may - da giầy, chế biến lương thực - thực phẩm,…

Do được quan tâm đúng mức về xây dựng quảng bá thương hiệu, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới tiên tiến để hội nhập kinh tế quốc tế,… sản lượng sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp đã có mức tăng trưởng, cạnh tranh cao trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã đủ mạnh để tham gia vào chuỗi các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Sửu, đại đa số các sản phẩm công nghiệp chủ lực đều có mức doanh thu tăng cao. Năm 2010, doanh thu của 53 sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt trên 44.400 tỷ, chiếm 20,3% doanh thu công nghiệp trên địa bàn. Trong đó, nhiều sản phẩm đem lại doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. Các doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực đã đóng góp quan trọng vào sản xuất công nghiệp của Thủ đô. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt hơn 30.840 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2009 và chiếm 26,73% tỷ trọng sản xuất công nghiệp, 9,5% kim ngạch xuất khẩu của toàn Thành phố.

Nhiều sản phẩm đã tạo được thương hiệu, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: Đèn huỳnh quang, đèn comfac của công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông; sản phẩm khóa của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp; sản phẩm dệt kim của Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân; cửa nhôm, cửa nhựa các loại của Công ty EUROWINDOW; nhựa công nghiệp của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội;… Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã hướng mạnh vào thị trường nội địa nhất là ngành da giầy, may mặc thời trang như: Công ty cổ phần Giày Thượng Đình, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng,…

Từ thủy tinh phế thải, các nhà khoa học của TP.Hà Nội đã nghiên cứu ra công nghệ sản xuất thủy tinh bọt làm vật liệu cách âm, cách nhiệt. Ảnh: Nguyễn Hạnh.

Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu đã góp phần giảm nhập siêu như máy biến áp công suất đến 220 kV- 250 MVA đạt tiêu chuẩn Châu Âu của Công ty cổ phần chế tạo Thiết bị điện Đông Anh, nồi hơi 30 tấn/h của Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam, các sản phẩm động cơ điện của Công ty cổ phần Chế tạo máy điện Việt Hưng, dây điện ô tô của Công ty TNHH Ngọc Khánh đã xuất khẩu sang Nhật Bản,...

Chính sách – một trong những yếu tố quyết định hàng đầu

Kinh nghiệm ở các địa phương đã thực hiện có hiệu quả Đề án ứng dụng KH&CN phát triển các sản phẩm chủ lực cho thấy, sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo các cấp và việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực rất quan trọng. Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, trong Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2005 – 2010, Thành phố đã xác định mục tiêu “tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, sản phẩm chủ lực có lợi thế trên địa bàn, đồng thời xây dựng các cơ chế hỗ trợ đặc thù thúc đẩy công nghiệp và sản phẩm công nghiệp phát triển”. 

Cụ thể về đất đai, các doanh nghiệp được ưu tiên bố trí vào các khu, cụm công nghiệp của Thành phố khi có các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được đầu tư mới, đầu tư chiều sâu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí diện tích đất phù hợp với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp khi thực hiện việc di chuyển địa điểm sản xuất vào khu, cụm công nghiệp của Thành phố.

Cùng với đó, Thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp được ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu hàng năm; hỗ trợ 100% kinh phí khi thực hiện xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế; hỗ trợ 100% kinh phi dào tạo ngắn hạn về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, lập kế hoạch và tổ chức sản xuất,..; giới thiệu miễn phí trên website của Sở Công thương về các thông tin liên quan đến sản phẩm chủ lực; ưu tiên đưa vào chương trình Thương mại điện tử hàng năm của Thành phố; trưng bày, giới thiệu sản phẩm miễn phí tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại; tôn vinh, công bố giới thiệu rộng rãi các sản phẩm chủ lực trên hệ thống thông tin đại chúng của Thành phố; hỗ trợ chi phí tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước;…

Đặc biệt, Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đối với những đề tài nghiên cứu ứng dụng dự án sản xuất thử nghiệm liên quan đến sản phẩm chủ lực thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu ứng dụng cộng nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp sản phẩm chủ lực; sản xuất thử nghiệm nhằm sản xuất ra các nguyên liệu thay thế hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm chủ lực.

Giai đoạn 2006 – 2010, nhiều doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là sản phẩm chủ lực đã được Ngân sách Thành phố hỗ trợ kinh phí nghiên cứu KH&CN, đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa sản xuất như Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất với dự án “Nghiên cứu và đưa vào sản xuất xe đạp gấp loại bánh 16” với kinh phí 1,5 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tràng An với đề tài “Nghiên cứu sản phẩm bánh mỳ ngọt có nhân, bổ sung các chất vi lượng và tăng thời gian bảo quản trên dây chuyền bánh mỳ ngọt cao cấp” với tổng kinh phí 300 triệu đồng;…

Theo báo cáo của Thành phố Hà Nội, tỷ lệ ứng dụng kết quả vào thực tiễn của các đề tài khoảng trên 70% và dự án là 100%. Kết quả của các đề tài, dự án đã được áp dụng với các mức độ và quy mô khác nhau, đem lại hiệu quả tốt trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Những kết quả nói trên cũng đã phần nào chứng minh những đóng góp to lớn và vai trò quan trọng của KH&CN trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chủ lực nói chung và sản phẩm công nghiệp nói chung, giúp các doanh nghiệp trên địa bàn có đủ năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Nguyễn Hạnh


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner