Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ sáu, 22/11/2024 , 07:42 pm
Cập nhật : 12/07/2016 , 23:07(GMT +7)
Giống lúa mới cho năng suất cao
Mô hình sản xuất thử lúa TB225 tại Bắc Giang
Tổng công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công giống lúa TBR225 cho năng suất cao vượt trội, khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết so với các giống lúa trước đây. Thành công này đã góp phần đẩy mạnh xu hướng canh tác các giống lúa năng suất cao, chất lượng gạo tốt trong nông dân các vùng dự án, tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân.

Hiệu quả kinh tế lớn

Tiếp nối thành công của đề tài lai tạo giống lúa TBR225 năm 2006 do nhóm tác Mạnh Báo và cộng sự Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình nghiên cứu. Đến năm 2014 lúa TBR225 tham gia vào dự án “Sản xuất thử giống lúa TBR225 tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung”, mã số KC.06.DA24/11-15 do ThS. Đỗ Văn Lân, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình làm chủ nhiệm.

ThS. Đỗ Văn Lân cho biết, tại Thái Bình, vụ xuân năm 2016, Công ty đã cung ứng ra thị trường 1.000 tấn lúa giống. Có thể kể đến một số địa phương sử dụng lượng giống TBR225 trong vụ này là các xã: Đông Tân, Phú Lương- Đông Hưng, Nam Thắng - Tiền Hải, Độc Lập - Hưng Hà, An Tràng - Quỳnh Phụ...

Theo đánh giá của nông dân, giống lúa TBR225 chống chịu với các loại sâu bệnh tương đối tốt, đặc biệt nhiễm rất nhẹ bệnh đạo ôn ở vụ xuân, riêng vụ xuân năm 2016 có tới 80 - 90% các hộ cấy giống TBR225 chưa phải phun trừ bệnh đạo ôn. Đến thời điểm này, giống lúa TBR225 tại một số vùng đã cho thu hoạch, năng suất đạt từ 70 - 80 tạ/ha

Bên cạnh đó, có những vùng đất khó sản xuất lúa như huyện Gia Viễn, Ninh Bình đất hạng 4, hạng 5, tầng canh tác mỏng, mất nước nhanh, rất khó canh tác nên việc chọn giống lúa thích hợp là rất khó khăn nhưng giống lúa TBR225 đã thích ứng, bông lúa to dài và cho năng suất cao đạt 70 – 74 tạ/ha.

Một số vùng đất ngập úng như huyện Lệ Thủy, Quảng Bình người dân rất ưa chuộng giống lúa này vì thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội cây cứng, đẻ nhánh khỏe, năng suất cao, cơm ngon. Đặc biệt, giống lúa TBR225 có khả năng tái sinh mạnh nên được người dân địa phương sử dụng sản xuất lúa chính.

Đặc biệt, tại “chảo lửa” Hà Tĩnh, giống lúa TBR225 đáp ứng yêu cầu như ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao. Thậm chí, vụ  xuân năm 2016 do ảnh hưởng của rét đậm rét hại nên hầu hết diện thích mạ, lúa mới cấy nhiều giống khác bị chết gần hết nhưng giống lúa TB225 vẫn chống chọi được cái rét 5-6 độ C cho năng suất trên 65 tạ/ha.

“Kết quả dự án đã khẳng định tính ưu việt về năng suất, khẳ năng chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh của giống lúa này, góp phần vào việc thay thế một phần các giống lúa cùng trà năng suất không ổn định hiện nay vẫn đang duy trì trong sản xuất. Đặc biệt, giống lúa TBR225 có chất lượng cơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng”, ông Trần Mạnh Báo khẳng định.

Triển khai gieo trồng trên diện rộng

ThS. Đỗ Văn Lân khẳng định, với tính năng ưu việt, giống lúa TBR225 có thể sử dụng trong nhiều mô hình canh tác khác nhau như cấy lúa trong mô hình cá – lúa, cấy ở vùng ít mưa, cấy trên đất 3 vụ, giúp tiết kiệm giống, thuốc bảo vệ thực vật, công sức làm đất, công cấy, an toàn cho môi trường sinh thái nông thôn. Năng suất bình quan tại các điểm thử nghiệm cao hơn từ 13-17 tạ/ha so với trước kia người dân tự để giống hoặc sử dụng giống khác tương ứng, lợi nhuận từ 5 – 7 triệu đồng/ha/vụ.

Bên cạnh đó, do được tập huấn kỹ thuật tham canh tốt giống lúa mới, được cung cấp nguồn giống đảm bảo phẩm cấp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo quy trình của dự án nên giống ít bị nhiễm sâu bệnh hại hơn và hạn chế được 3-4 lần phun thuốc sâu một vụ. Với việc áp dụng biện pháp này đã tiết kiệm được 2 – 3 triệu đồng/ha tiền mua thuốc bảo vệ thực vật và công lao động, đem lại thu nhập kinh tế cao hơn giống lúa Bắc Thơm 7 khoảng 30 – 40%, cao hơn Khang dân 18 từ 15 – 40%.

Mô hình sản xuất thử giống TBR225 tại Ninh Bình

Ông Phạm Hữu Giục, Phó ban Chủ nhiệm Chương trình KC.06/11-15 cho biết, với tính ưu việt hơn hẳn các giống lúa cùng loại, giống lúa TBR225 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức gieo trồng tại các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ và triển khai sản xuất thử tại đồng bằng sông Cửu Long bước đầu cho kết quả tốt.

“ưu điểm giống lúa TBR225 sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nên được nông dân tin dùng. Đến nay, bên cạnh giống lúa BC15 chiếm hơn 30% cơ cấu giống lúa thì giống TBR225 cũng đã trở nên quen thuộc với bà con nông dân địa phương với tỷ lệ cơ cấu đạt gần 30% so với tổng diện tích gieo cấy”, ông Nguyễn Trọng Thành, Giám đốc HTX DVNN xã Phú Lương, Đông Hưng, Thái Bình hồ hởi chia sẻ.

Còn theo ông Phạm Trọng Bài, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Thái Đô, Thái Thụy, Thái Bình cho biết, những năm trước, được đi tham quan mô hình khảo nghiệm giống lúa TBR225, tôi thấy giống này năng suất cao nhưng cơm không ngon. Vụ xuân này chúng tôi tiếp tục được tham quan và ăn cơm giống TBR225 thì thấy cơm ngon, vừa dẻo, thơm lại đậm đà. Nguyên nhân là do trước đây khâu chọn giống chưa ổn định, độ thuần chưa cao nên chất lượng chưa đồng đều, bây giờ thì chất lượng TBR225 đã không kém gì giống lúa thuần của công ty được đưa vào thử nghiệm và gieo trong năm 2008 ( giống BC15 cho năng suất 80-80 tạ/ha).

Sản phẩm thóc gạo của giống lúa TBR225 góp phần đẩy mạnh xu hướng canh tác các giống lúa năng suất cao, chất lượng gạo tốt trong nông dân các vùng dự án, tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân. Dự án đã tạo được hướng đi mới trong sản xuất lúa ở các vùng thâm canh, gópphần thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, tăng lợi nhuận cho người sản xuất.

Bài, ảnh: Hoài Phương


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner