Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 05:26 am
Cập nhật : 27/09/2016 , 23:09(GMT +7)
Giao lưu trực tuyến Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015: Giải quyết những vấn đề cấp bách của cuộc sống
Sáng mai (28/9), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa hoc và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với báo Tiền Phong tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 211-2015: Giải quyết những vấn đề cấp bách của cuộc sống” nhằm giới thiệu những thành tựu đạt được trong Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đến đông đảo bạn đọc.

Các khách mời tham gia giao lưu gồm:

TS. Nguyễn Thiện Thành, Giám đốc Văn phòng Các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ KH&CN.

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein; Chủ niệm đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm”, mã số: KC.04-09/11/15.

PGS.TS. Đỗ Hương Lan, Trường Đại học Ngoại thương, Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện mô hình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu điển hình về hợp tác với Nga, Belarus và Kazakhstan” mã số KX.06.09/11-15 thuộc chương trình KX.06/11-15.

PGS.TS. Lê Đức Mạnh, Ban Chủ nhiệm Chương trình KH&CN Trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sau thu hoạch” mã số KC.07/11-15, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm.

Bà Trần Bích Hạnh, Trưởng phòng kiểm định chất lượng, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế; thành viên nhóm nghiên cứu Đề tài “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 sống giảm độc lực, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em ở Việt Nam”, mã số KC10.06/06-10

Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 vừa kết thúc với nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất sắc, đạt được cả 4 mục tiêu đề ra là làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới, ứng dụng nghiên cứu phục vụ đời sống xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia.

Quá trình thực hiện chương trình, gần 200 công nghệ hoặc quy trình kỹ thuật tiên tiến trên thế giới được nghiên cứu, áp dụng. Nhiều kết quả đạt được trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới như sản phẩm vắc –xin rota phòng tiêu chảy ở trẻ đạt trình độ tương đương quốc tế nhưng giá thành bằng 1/3 giá nhập ngoại. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp đã thực hiện thành công ở 80 bệnh nhân, khoảng 15 giáo sư và 200 phẫu thuật viên các nước Đông Nam Á và trong nước đến học tập kỹ thuật. 

Nhiều kỹ thuật tiên tiến khác đã nghiên cứu thành công và hứa hẹn phổ biến rộng rãi như như quy trình sản xuất các kháng thể đơn dòng ở quy mô phòng thí nghiệm, giống ngô, giống đậu tương chuyển gene chịu hạn. Đặc biệt, công nghệ kháng thể đơn dòng với 2 đồng vị phóng xạ I131 và Y90 là công nghệ rất mới mà không nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới thực hiện được. Công nghệ này tạo được 2 dược chất phóng xạ dùng điều trị ung thư vùng đầu, cổ. Các nhà khoa học trẻ Việt Nam cũng đã thành công trong việc phân lập 02 hợp chất chưa từng được phân lập trong tự nhiên và giải được 40 trình tự gene mới bổ sung và ngân hàng Gen thế giới và được đăng ký tại Thư viện Quốc gia về Sinh học của Hoa Kỳ…

Từ Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015, nhiều công nghệ ứng dụng vào thực tế, giải quyết những vấn đề cấp bách của cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao như 08 giống lúa có năng suất cao, thơm, chất lượng tốt, kháng được một số sâu bệnh hại chính, được ứng dụng trên 100.000 ha với năng suất tăng 0,5 tấn/ha. Ước tính một đồng đầu tư cho khoa học mang lợi 7,4 đồng. Các đề tài trong Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch” đã tạo ra 26 hệ thống thiết bị, máy móc, 117 quy trình công nghệ mới và 34 mô hình đang thử nghiệm. Các sản phẩm bắt kịp trình độ các nước trong khu vực nhưng giá thành chỉ tương đương 60-70% so với công nghệ nhập ngoại, đặc biệt giải quyết được một phần vấn đề công nghệ sau thu hoạch vốn nhức nhối nhiều năm nay. 

Đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus tái tổ hợp để phòng chống virus gây bệnh đốm trắng ở tôm” của PGS. TS. Phan Tuấn Nghĩa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã nghiên cứu, chế tạo thành công chế phẩm Probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp đề phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm, góp phần nâng cao hiệu quả của một trong những ngành sản xuất nông nghiệp quan trọng. 

Nhiều công nghệ xuất sắc khác như công nghệ đốt than trộn của than trong nước với than nhập khẩu dễ cháy ứng dụng ở nhà máy nhiệt điện, hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất tấm sóng không amiang công suất 3 triệum2/năm, quy trình kỹ thuật đại trường châm kết hợp laser châm điều trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng, giống lúa O9915, OM12, OM9918 có khả năng chịu mặn, chịu phèn đang thử nghiệm tại 10 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long…

Ngoài ra, Chương trình cũng đóng góp 62 kết quả khoa học đăng trên tạp chí quốc tế, 40 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp và trên 150 kết quả khác làm xong thủ tục đăng ký và đang trong thời gian xem xét cấp bằng sở hữu trí tuệ.

Bảo Chi - Gia Anh

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner