Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ sáu, 22/11/2024 , 06:01 pm
Cập nhật : 30/06/2011 , 14:06(GMT +7)
Gian nan việc nâng cao ý thức về chất lượng sản phẩm
Mũ bảo hiểm không gắn tem CR sẽ bị tịch thu (Ảnh: Vovgiaothong)
Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, sau một thời gian triển khai việc gắn dấu hợp quy (CR) trên các sản phẩm mũ bảo hiểm (MBH), đồ chơi trẻ em, thiết bị điện điện tử…, tới nay doanh nghiệp và đặc biệt người dân đã có ý thức hơn về hàng hóa hợp chuẩn, hợp quy, đảm bảo an toàn chất lượng, thân thiện với sức khỏe và môi trường.

Xu hướng “mốt” mũ bảo hiểm “thời trang”

Tuy nhiên, vẫn còn không ít người tiêu dùng xính hàng secondhand, hàng rẻ tiền, hàng kém chất lượng, mà “phớt lờ” sự an toàn tính mạng, sức khỏe của mình; nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu “quên” kiểm định, giám sát chất lượng, “lách” luật, làm khó khăn thêm cho công tác quản lý của cơ quan chức năng.

PGS.TS tâm lý Nguyễn Hồi Loan, khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, chúng ta phải đối mặt với xu hướng, một bộ phận người dùng thích chạy theo “mốt” MBH “thời trang” mặc dù các sản phẩm đó kém chất lượng, không an toàn; xính hàng giả, hàng nhái chỉ vì giá rẻ.

Vì vậy “một trong những thành công nhất trong số nhiều thành công khác của cơ quan quản lý là việc quy định bắt buộc người dân phải đội MBH khi tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe máy. Chủ trương bắt buộc đội MBH thành công bởi chúng ta đã làm tốt cả hai con đường tác động vào hành vi của con người trong xã hội. Một là tác động vào nhận thức bằng cung cấp tri thức, kiến thức để hiểu và hướng dẫn hoặc tự người dân làm. Hai là theo một khuôn mẫu bắt buộc”.

Theo PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, điều mà người dân hiện nay vẫn thờ ơ và xem thường tính mạng của họ khi dùng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không an toàn cũng có lý do từ khách quan. Có thể do bản thân họ không biết, hoặc mua nhầm phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Đôi khi, không phải vì tiết kiệm tiền, hoặc ít tiền mà họ mua hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Việc bắt buộc đội MBH là một thành công, nhưng để có được thành công toàn diện và triệt để cần phải giao cho các cơ quan chức năng như công an… kiểm tra, kiểm soát mũ có đạt chất lượng hay không chất lượng.

Người tiêu dùng bị đánh lừa?

Trong thời gian qua, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với các cơ quan chức năng nỗ lực soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn: TCVN, QCVN, bắt buộc các sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra, đưa đến người dùng phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
Thế nhưng, qua kiểm tra tại một số doanh nghiệp,  cơ quan chức năng vẫn phát hiện doanh nghiệp kinh doanh và nhập khẩu hàng không đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng vẫn “than” rằng họ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Lý giải điều này, PGS. TS Nguyễn Hồi Loan cho rằng, khi vào kinh tế thị trường, chúng ta có quá nhiều vấn đề gặp phải khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Trong đó có “đụng chạm” đến tất cả các vấn đề khác nhau, nổi cộm, nẩy sinh khó xử lý. Một trong những lý do có việc chúng ta chưa chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt trong đời sống, xã hội để người dân cũng như cả nền kinh tế, vận hành, chuyển từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác.

Ví dụ như ở các nước phát triển, cần trải qua một thời gian dài để xây dựng và phát triển mới tiến đến kinh tế thị trường phát triển. Còn ở nước ta, từ “ngoặt” bao cấp chuyển sang “ngoặt” kinh tế thị trường quá gấp. Chính vì thế người dân thường bị bỡ ngỡ, bị “sốc” và một loạt các giá trị xã hội mà vốn dĩ là truyền thống của dân tộc chúng ta, được hun đúc, được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, phát triển của dân tộc khi chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường đã có dấu hiệu bị “lung lay”, đặc biệt có nhiều giá trị bị “đổ nhào”…

Nếu xét trên bình diện xã hội, chúng ta không có thói quen trong cuộc sống, buộc phải tuân theo chuẩn mực. Trong sản xuất hàng hóa, buộc các doanh nghiệp phải sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa tuân thủ các tiêu chuẩn, chất lượng đã quy định. Điều mà trước đây chúng ta chưa có. Đặc biêt, đa số người dân không có thói quen, sản xuất là hành động theo tiêu chuẩn chất lượng.

Bên cạnh đó, tư tưởng sản xuất và tiêu thụ theo hướng tự cung, tự cấp diễn ra trong một thời gian dài. Khi bước vào đời sống kinh tế thị trường, người dân chưa có các ứng xử, chuyển đổi văn hóa theo kiểu các chuẩn mực, chính vì thế gây ra các vướng mắc đối với các chuẩn mực. Để thay đổi được các giá trị, các chuẩn mực và nét văn hóa trong ứng xử, đòi hỏi thời gian rất dài, có thể cả 100 năm. Để rút ngắn khoảng thời gian ấy, không có con đường nào khác là phải nỗ lực truyền thông tới người dân. Nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi mỗi người phải có trình độ, có điều kiện tương ứng với nó. Phải có mặt bằng văn hóa, lối sống phù hợp, PGS. TS Nguyễn Hồi Loan chia sẻ.

Đức Nam



Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner