Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 09:17 pm
Cập nhật : 19/11/2012 , 09:11(GMT +7)
Gắn kết nhà khoa học và nhà doanh nghiệp
Một công trình khoa học sẽ không có giá trị khi nó không ứng dụng được vào thực tế. Và một doanh nghiệp thật khó phát triển nếu không ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất... Điều đó nói lên rằng, sự gắn kết giữa nhà khoa học và nhà doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Có lẽ ai cũng biết, đối với một doanh nghiệp, việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KH - CN) sẽ làm giảm chi phí, rút ngắn thời gian sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh... từ đó giúp DN phát triển bền vững. Thế nhưng hiện nay, việc đầu tư cho KH - CN trong phần lớn các doanh nghiệp (DN) ở nước ta còn rất ít, dàn trải và thiếu chiến lược đầu tư dài hạn. Hầu hết các DN mới đầu tư khoảng 0,2 - % doanh thu cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ... Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng nhìn vào thực tế thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu khoa học của nước ta được ứng dụng vào hoạt động sản xuất chưa nhiều. Lý giải về thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng do một số nguyên nhân sau đây:

Trước hết, do nhu cầu DN hợp tác với các viện - trường chưa cao. Các DN hiện nay chủ yếu là nhỏ và vừa, quy mô và quy trình sản xuất tương đối đơn giản, khả năng tài chính rất hạn chế. Vì vậy nhiều DN khó có điều kiện và nhu cầu hợp tác với các nhà khoa học. Bên cạnh đó, về phía DN vẫn chưa quan tâm đến cơ chế đầu tư tài chính cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, thẩm định, giám định, định giá công nghệ... nhất là ở nhiều DN dạng cha truyền con nối, chỉ quen với thủ công, quản lý giản đơn.

Thứ hai, do hoạt động đầu tư cho nghiên cứu chưa có địa chỉ ứng dụng; chất lượng nghiên cứu khoa học chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của DN; thời gian nghiên cứu thường kéo dài 1 - 2 năm trong khi DN đòi hỏi có sản phẩm trong thời gian ngắn.

Thứ ba, trở ngại trong việc huy động lực lượng khoa học tham gia nghiên cứu. Có một thực tế, nhiều viện - trường rất khó khăn trong huy động các nguồn lực còn hạn chế của mình phục vụ nhu cầu đổi mới công nghiệp của DN. Ngoài ra, các viện - trường chưa có cơ chế chính sách khuyến khích các nhà khoa học, giảng viên hợp tác với DN. Cơ chế quản lý các đề tài nghiên cứu từ ngân sách chưa phù hợp với đặc thù của lao động trí óc chính là rào cản trong việc huy động các nhà khoa học tham gia.

Thứ tư, cơ chế chính sách chưa thật sự khơi thông cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Khung pháp lý hiện nay chưa đủ mạnh để cải thiện quan hệ giữa nhà khoa học và nhà DN, thậm chí một số cơ chế chậm sửa đổi tạo thêm khó khăn cho mối quan hệ này...

Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là tăng cường sự gắn kết giữa nhà khoa học với nhà DN bằng cách nào? Trả lời câu hỏi này, nhiều ý kiến cho rằng: trước hết, cần có chế tài và có cơ chế, chính sách cụ thể chứ không thể bằng hình thức kêu gọi, hô hào. Luật KH - CN (sửa đổi) cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ gắn kết này.

Trong hoạt động thực tiễn, qua các vườn ươm, DN cần đẩy mạnh hơn nữa việc thành lập và tạo cơ chế cho các DN phát triển để từ đó thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học. Điều quan trọng nhất là phải hình thành thêm các kênh tương tác giữa các viện - trường và DN theo cơ chế cùng đầu tư hoặc mời các DN tham gia đầu tư với Nhà nước để phát triển và ứng dụng công nghệ cao.

Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức liên doanh giữa DN và viện -trường; có các quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng, quyền khai thác các công trình nghiên cứu khoa học khi có tài trợ kinh phí, bằng cách cho phép chia sẻ kết quả nghiên cứu theo tỷ lệ phần trăm nhất định khi công trình ứng dụng đạt hiệu quả. Nhà nước cũng cần thiết lập các văn phòng giao dịch, tăng cường đặt hàng từ phía các DN, chuyển giao công nghệ từ Nhà nước sang tư nhân. Bên cạnh việc nâng cao trình độ và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học, Nhà nước cần hỗ trợ đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong DN; phải xem ứng dụng là tiêu chí quan trọng nhất trong việc xét duyệt, nghiệm thu các công trình KHCN có sử dụng ngân sách nhà nước.

Nền tảng KHCN sẽ tạo ra bước đột phá cho phát triển kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng DN và cả nền kinh tế. Tăng cường sự gắn kết giữa nhà khoa học - nhà DN đã và đang là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm và với nước ta trong giai đoạn phát triển và hội nhập thì càng phải quan tâm hơn bao giờ hết.

Nguồn tin: Đại biểu nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner