Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 07:24 am
Cập nhật : 29/08/2016 , 22:08(GMT +7)
FIRST tài trợ gần 40% kinh phí nghiên cứu chế tạo vacxin phòng bệnh tiêu chảy
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Ban Quản lý Dự án FIRST và Công ty Marphavet
Dự án FIRST sẽ tài trợ cho nhóm hợp tác thực hiện tiểu dự án chế tạo vacxin phòng bệnh tiêu chảy thành dịch với hơn 40% tổng kinh phí thực hiện, phần còn lại là kinh phí đối ứng bằng tiền của Nhóm hợp tác 60% mức tổng kinh phí. Thời gian thực hiện dự án là 34 tháng".

Ngày 27/8, tại Thái Nguyên đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ giữa Ngân hàng thế giới, Ban Quản lý Dự án “Đẩy mạnh Đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (FIRST) với Nhóm hợp tác gồm 11 thành viên, đại diện đứng đầu là Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh (Marphavet) thực hiện Dự án “Nghiên cứu công nghệ chế tạo vacxin phòng bệnh tiêu chảy thành dịch (PED) cho lợn nuôi trang trại”.

Tham dự Lễ ký có ông Trần Quốc Thắng – Giám đốc Ban Quản lý Dự án FIRST; các chuyên gia thuộc Ban Quản lý Dự án; ông Đoàn Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; đại diện lãnh đạo, nhân viên Công ty Marphavet; đại diện lãnh đạo một số ngân hàng tại Thái Nguyên; các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành và các thành viên tham gia tiểu dự án. 

Theo ông Trần Đức Hạnh - Tổng Giám đốc Công ty Marphavet, virus gây bệnh PED được phát hiện lần đầu tiên tại Châu Âu vào thập niên 1970 và lan sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vào năm 1990. Từ năm 2000 về sau, PED được phát hiện ở Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Heo ở mọi độ tuổi đều nhạy cảm với virus này, heo con theo heo mẹ nhạy cảm nhất, có tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao. Vì thế, có thể nói PED là một trong những mối lo ngại lớn của các nhà chăn nuôi heo trong nước cũng như nước ngoài. 

Để hạn chế cũng như tìm ra biện pháp ứng phó ngăn chặn loại dịch bệnh này, tiểu dự án “Nghiên cứu công nghệ chế tạo vacxin phòng bệnh tiêu chảy thành dịch (PED) cho lợn nuôi trang trại” thuộc Dự án FIRST được thiết lập và thực hiện bởi nhóm hợp tác có 11 thành viên gồm Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm thuốc thú y trên địa bàn cả nước. 

Tại buổi lễ, đại diện Ban Quản lý Dự án FIRST và đại diện trưởng nhóm hợp tác là Công ty Marphavet đã ký thỏa thuận tài trợ thực hiện tiểu dự án. Trong đó, Dự án FIRST tài trợ hơn 40% tổng kinh phí thực hiện, phần còn lại là kinh phí đối ứng bằng tiền của Nhóm hợp tác 60% mức tổng kinh phí. Thời gian thực hiện dự án là 34 tháng.

Theo đó, Ban Quản lý dự án FIRST đã đồng ý tài trợ cho nhóm hợp tác Marphavet thực hiện tiểu dự án nói trên với tổng kinh phí thực hiện gần 3,4 triệu USD. Trong đó, phần kinh phí Dự án FIRST tài trợ gần  1,4 triệu USD, bằng 100% từ nguồn vốn IDA của Dự án.

Hiện Marphavet là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam sản xuất dược thú y có đủ 3 dây chuyền theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới: sản xuất thuốc tiêm, sản xuất thuốc nước uống, sản xuất thuốc bột uống theo tiêu chuẩn GMP WHO (Thực hành sản xuất thuốc tốt); GLP (Thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt) và GSP (Thực hành bảo quản thuốc tốt). 

Năm 2014, Marphavet tiếp tục mở rộng đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vacxin theo tiêu chuẩn GMP WHO với 3 dây chuyền: Vacxin virus phôi trứng, vacxin virus công nghệ tế bào, vacxin vi trùng theo công nghệ lên men sục khí hiệu năng cao cùng với Trung tâm Nghiên cứu sản xuất và Kiểm nghiệm vacxin hiện đại. Quy mô sản xuất vacxin virus (siêu vi trùng) 250 triệu liều/năm, vacxin vi trùng 100 triệu liều/năm. 

Phát biểu tại Lễ ký, Giám đốc Ban Quản lý Dự án FIRST Trần Quốc Thắng cho biết, đây là nhóm đầu tiên được Ngân hàng Thế giới và Bộ KH&CN chấp thuận để Dự án FIRST ký kết hợp đồng tài trợ thực hiện dự án. Để hoàn thiện các mục tiêu đặt ra sẽ có rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện để phát huy thế mạnh của 11 thành viên nhóm hợp tác. Vì thế, việc tổ chức thực hiện một cách bài bản và sự quyết tâm của tất cả thành viên là một yêu cầu sống còn. 

Việc thực hiện tiểu dự án nói trên sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp có cơ hội liên kết hợp tác, đóng góp công sức trí tuệ cũng như áp dụng những tiến bộ KH&CN hiện đại để nghiên cứu, sản xuất thành công những loại vacxin đặc hiệu phòng chống các loại dịch bệnh đóng góp tích cực cho ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Đây sẽ là nguồn động viên, cú hích quan trọng cho các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu khoa học sâu rộng hơn, phát triển vì sản phẩm an toàn cho chăn nuôi Việt Nam. 

Tin, ảnh: Nguyễn Hạnh - Ánh Tuyết


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner