Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 06:15 pm
Cập nhật : 23/03/2021 , 12:03(GMT +7)
Dữ liệu lớn: tăng hiệu quả và năng suất của doanh nghiệp
Dữ liệu lớn – Big Data thời gian gần đây ngày càng được nhắc đến nhiều hơn như một thành phần công nghệ thiết yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện dữ liệu lớn đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, tạo những chuyển biến ấn tượng, giúp tăng hiệu quả và năng suất của doanh nghiệp.

Thực tế và kỳ vọng

Hiểu một cách đơn giản, Dữ liệu lớn – Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không đảm đương được. Tuy nhiên, Big Data lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá, nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực. 
 
Ông Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Thống kê khẳng định, dữ liệu lớn hiên nay không nhất thiết phải thu thập theo hình thức thủ công mà hiện nay nó tự sinh ra trên các phương tiện internet hoặc trên điện thoại đi động, giúp chứng ta thay đổi các nghĩ, cách làm và thay đổi cả tư duy con người.
 
Có thể lấy thí dụ từ việc Tổng thống Mỹ Barack Obama dùng công nghệ khai phá dữ liệu (data mining) trong cuộc chạy đua với Mitt Romney vào Nhà Trắng để thấy giá trị của dữ liệu lớn. Tại trụ sở của Obama ở Chicago, một đội quân gần 150 kỹ thuật viên từ đầu năm 2012 đã không mệt mỏi thu thập và tạo ra một cơ sở dữ liệu lớn chứa tiểu sử riêng của các cử tri tiềm năng, đặc biệt những cử tri chưa rõ sẽ bầu cho ai. Họ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là các nguồn trên mạng như từ 16 triệu người đăng ký vào twitter của Obama (so với 500 nghìn của Romney), và gần 27 triệu người đăng ký vào facebook của Obama (so với 1.8 triệu của Romney). Các dữ liệu này cho biết nhiều chi tiết như mỗi cử tri thường đọc sách gì, mua sắm ở đâu, công ăn việc làm là gì, bạn bè là ai, thậm chí mẹ của cử tri lần trước bầu cho ai… Do tiếp cận và phân tích được nguồn dữ liệu lớn này, đội quân của Obama đã có những vận động thích hợp với cử tri, góp phần đáng kể vào chiến thắng cuối cùng.
 
Thực tế cho thấy, với tên gọi dữ liệu lớn khiến đa số chúng ta chỉ hình dung tính chất lớn mà chưa hình dung nhiều về tính phức tạp, nhưng hai tính chất này ở dữ liệu lớn luôn đi cùng nhau, trong đó tính chất ‘phức tạp’ còn đặc trưng và thách thức hơn vấn đề về độ lớn của dữ liệu. Có thể tạm hình dung về điều này qua định nghĩa của IBM về dữ liệu lớn với ba chữ V: Variety (tính đa dạng), Velocity (Tốc độ xử lý) và Volume (Dung lượng). 
Ông Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Thống kê, hiểu một cách đơn giản nhất nó là dữ liệu nhưng mà lại dữ liệu này rất lớn và phức tạp. Các phương tiện truyền thống thì không đủ các ứng dụng để xử lý, lưu trữ và thu thập dữ liệu lớn. Thứ hai là nó rất đa dạng, rất nhiều khuôn hình (bằng chữ, bằng số, bằng hình ảnh…). Thứ ba nữa là nó là giá trị và uối cùnglà tốc độ. 
 
Hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu lớn, nhiều lĩnh vực, đơn vị đã có ý thức từ rất sớm trong việc sử dụng và lưu trữ dữ liệu lớn trong công tác quản lý nhà nước, trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, với khối lượng dữ liệu ngày một lớn như hiện nay, việc lưu trữ đối với các doanh nghiệp, đơn vị đã và đang gặp không ít khó khăn. 
 
Không còn xa lạ với doanh nghiệp
 
Hiện nay, việc áp dụng Big Data vào hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, câu chuyện đặt ra ở đây là: việc lưu trữ dữ liệu lớn- nguồn “tài nguyên” được cho là vô cùng quý giá này đang được thực hiện như thế nào? Và một trong những giải pháp tối ưu là lưu trữ chúng tại các trung tâm dữ liệu. 
 
Tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Trung tâm dữ liệu Data center có quy mô lớn nhất miền Bắc diện tích phòng máy là 6500m2, cung cấp 1200 tủ rark tương đương 48 nghìn máy chủ vật lý và 480 nghìn máy chủ cloud. Nơi đây cung cấp dịch vụ lưu trữ, cho thuê máy chủ, chỗ đặt máy chủ, các dịch tính toán, các dịch vụ điện toán đám mây, Web Hosting, Email hosting, đăng ký tên miền (domain),
 
Đây cũng là trung tâm dữ liệu duy nhất ở Việt Nam đạt chứng chỉ về việc xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu uy tín thế giới Constructed Facilities ở mức TIA 942/Rated III, sau khi phải trải qua quá trình đánh giá trên 2600 yêu cầu.
 
Phó Giám Đốc công ty Viettel IDC - ông Lê Hoài Nam chia sẻ, đây được xem là nơi chứa những bí mật, 'bộ não' đằng sau rất nhiều công nghệ chủ chốt của doanh nghiệp, bao gồm cả hạ tầng máy chủ (server) xử lý dữ liệu. Các phòng lưu trữ dữ liệu được giám sát 24/7 đảm bảo toàn bộ thiết bị, hệ thống dữ liệu của khách hàng được theo dõi, xử lý nhanh, kịp thời.
 
Theo báo cáo, Viettel IDC đang nắm giữ thị phần về Data center lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là nhà cung cấp đầu tiên triển khai dịch vụ lưu trữ, vận hành dữ liệu '5 sao'. cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước
 
Ông Hoàng Văn Ngọc - Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Vietel IDC cho biết thêm, trung tâm dữ liệu được xem là nơi chứa những bí mật bộ não đằng sau rất nhiều công nghệ chủ chốt của doanh nghiệp, bao gồm cả hạ tầng máy chủ, xử lý dữ liệu. 
 
Viettel IDC cũng tạo ra sự thay đổi lớn về các dịch vụ trên nền điện toán đám mây với việc cho ra mắt thêm 7 sản phẩm, ứng dụng các công nghệ 4.0 hiện đại nhất theo xu hướng của thế giới như Dedicated Private Cloud, Virtual Private Cloud, Cloud AI, Cloud GPU... Những sản phẩm mới này đã đưa hệ sinh thái dịch vụ cloud của Viettel IDC lên con số 25 – nhiều nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Viettel IDC cũng đang tư vấn và triển khai các dự án hạ tầng cloud cho nhiều tổ chức, cơ quan chính phủ, góp phần tăng tốc chuyển đổi số ở khu vực hành chính công.
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, bên cạnh những thuận lời thì việc ứng dụng dữ liệu lớn tại Việt Nam, nhất là trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế do: Thứ nhất, hạ tầng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối còn chưa đủ mạnh để có thể khai thác một cách tối ưu hết các tiện ích của Big Data. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam muốn sử dụng dữ liệu lớn đều phải thông qua một công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài và điều này dẫn đến những chi phí khá cao, từ đó khiến cho các doanh nghiệp còn khá nhiều do dự trong việc sử dụng Big Data. 
 
Cần phải cải thiện tốc độ dữ liệu truy cập vào các dữ liệu hành chính nghĩa là có thể sử dụng giao diện ứng dụng của Chương trình chuyên sâu tiêu chuẩn (API) để truy cập dữ liệu. Bằng cách này, nó có thể kết nối các ứng dụng cho dữ liệu thu về và xử lý dữ liệu trực tiếp với dữ liệu hành chính. Ngoài ra, hệ thống khai thác dữ liệu lớn cũng cần phải được tính toán để có thể kết nối vào được kho cơ sở dữ liệu truyền thống, đó cũng là một trong những thách thức lớn cần được giải quyết.
 
Thứ hai, tâm lý và hành vi người tiêu dùng Việt Nam: Theo các nghiên cứu cho thấy là hay thay đổi và thường có những sở thích, xu hướng ngắn hạn nên việc phân tích nhu cầu khách hàng để từ đó đưa vào áp dụng trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp vì nếu nhận định sai xu hướng tiêu thụ hay nhu cầu của thị trường thì Big Data có thể trở thành một con dao hai lưỡi đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, thiếu chuyên gia công nghệ: Khan hiếm chuyên gia nghiên cứu và phân tích dữ liệu lớn trên thị trường lao động. Cần có kế hoạch đào tạo sát với nhu cầu thị trường để đáp ứng được nhu cầu về lao động trong lĩnh vực này.
 
Sự ra đời của Luật an ninh mạng, quy định các nhà cung cấp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, đồng thời không cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tự xây dựng Trung tâm dữ liệu mà phải đi liên doanh hoặc thuê lại. Thêm vào đó, các xu thế nổi bật như xu hướng chuyển đổi lên hạ tầng Cloud, xu hướng thuê ngoài dịch vụ Trung tâm dữ liệu thay vì tự xây dựng và vận hành, khiến việc cập nhật các công nghệ mới nhất đối với Trung tâm dữ liệu ngày càng trở nên bức thiết. 
 
Có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu lưu trữ dữ liệu tại các Trung tâm dữ liệu tăng mạnh, do sự nở rộ của hệ thống Big Data, số lượng thiết bị IoT trên thế giới tăng và sự tăng trưởng của các dịch vụ mạng xã hội, truyền tải video. Trước thực tế này, vai trò của các Trung tâm Dữ liệu ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, xu hướng thị trường cùng các đổi mới công nghệ đang làm thay đổi cách thức được các công ty sử dụng để tiếp cận chiến lược về trung tâm dữ liệu. Vì vậy, các Trung tâm Dữ liệu cần không ngừng cập nhật công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách hàng của mình.
 

Tháng 6 năm 2021, Thủ tướng đã ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Chiến lược đưa ra nhằm "đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Chiến lược được ban hành với hy vọng tạo ra cú huých cho sự phát triển AI của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.

Trí tuệ nhân tạo AI có sự phát triển vượt bậc, trở thành một trong những công nghệ then chốt thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, từ khâu số hóa dữ liệu, quy trình nghiệp vụ đến chuyển đổi mô hình hoạt động tại Việt Nam.
 
 
Bài, ảnh: PV
 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner