Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Năng lượng nguyên tử Thứ bảy, 23/11/2024 , 07:23 am
Cập nhật : 05/04/2011 , 11:04(GMT +7)
Đông Nam Á: Ghi nhận được hạt nhân phóng xạ trong không khí với nồng độ rất thấp và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
(Ảnh: Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho ngày 04/4/2011)
Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều ngày 4/4 cho biết, trong các ngày tới tại vùng Đông Nam Á có thể vẫn ghi nhận được hạt nhân phóng xạ trong không khí nhưng với nồng độ rất thấp, không làm thay đổi nền phông phóng xạ hiện tại và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo Báo cáo của Tổ công tác, tình hình nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 vẫn diễn biến phức tạp : Khói trắng tiếp tục thoát ra từ tòa nhà lò của các tổ máy số 1, 2, 3 và 4. Từ ngày 3/4 các máy bơm phun nước ngọt làm mát cho các lò phản ứng đã được chuyển sang sử dụng điện lưới ngoài. Đã khôi phục một phần việc chiếu sáng tại các tòa nhà tuốc bin tổ máy 1, 2, 3 và 4.

Mức phóng xạ Bên ngoài nhà máy Fukushima 1 ngày 3 và 4/4:  Kết quả đo suất liều tại 45 tỉnh tại Nhật Bản cho thấy không có thay đổi so với ngày hôm trước và tương đương phông môi trường tự nhiên.
- Ngày 2/4, lượng phóng xạ I-131 đo được trong đất tại 7 tỉnh dao động từ 4-95 Bq/m2 và Cs-137 tại 6 tỉnh dao động từ 15-47 Bq/m2.
- Tại 7 điểm cách nhà máy Fukushima I từ 32-62km về phía Bắc và Tây Bắc, IAEA đã đo được suất liều dao động từ 0,6-4,5 μSv/h; nhiễm bẩn bêta-gamma từ 0,09-0,46 MBq/m2.
Về phóng xạ trong thực phẩm, sữa và nước uống tại Nhật Bản, Báo cáo cho biết : Đến 2/4, hầu hết các khuyến cáo hạn chế sử dụng nước uống đã được dỡ bỏ, chỉ còn khuyến cáo việc hạn chế dùng nước uống cho trẻ sơ sinh tại một làng ở tỉnh Fukushima, mặc dù nồng độ I-131 trong nước uống tại đây đã giảm xuống dưới 100 Bq/l.
Nhiều trạm trắc của CTBTO vẫn tiếp tục phát hiện hạt nhân phóng xạ từ phản ứng kích hoạt và hạt nhân phóng xạ từ phản ứng phân hạch.
- Trạm JPP38 tại Nhật Bản: Nồng độ I-131 trong khí quyển khoảng 6.000 µBq/m3, Cs-137 khoảng 2.400 µBq/m3. So với những ngày đầu xảy ra sự cố, nồng độ đã giảm đi nhiều và thấp hơn ngưỡng cho phép hàng trăm lần.
- Trạm PHP52 tại Phillipines: Nồng độ I-131 là 57 µBq/m3, giảm so với ngày 30/3 là 130 µBq/m3 ; Cs-137 khoảng 6 µBq/m3, giảm không đáng kể.
- Trạm MYP52 tại Malaysia: Nồng độ I-131 là 8 µBq/m3, tăng so với 2 ngày trước. Có thể đây là thời điểm đám mây phóng xạ chính thức đến Malaysia.
Các ngày tới tại vùng Đông Nam Á có thể vẫn ghi nhận được hạt nhân phóng xạ trong không khí nhưng với nồng độ rất thấp, không làm thay đổi nền phông phóng xạ hiện tại và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 Theo số liệu đo phóng xạ và phông bức xạ Gama trong không khí tại Việt Nam, Báo cáo của Tổ công tác cho biết  trong son khí, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ, K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất; còn ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131 với chu kỳ bán rã 8,02 ngày, ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. 
 

Toàn văn báo cáo của tổ công tác xem tại đây 

 

Quốc Hưng


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner