Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hướng tới ngày KH&CN Việt Nam 18-5 Thứ bảy, 23/11/2024 , 05:10 pm
Cập nhật : 22/04/2021 , 09:04(GMT +7)
Đọc sách trong kỷ nguyên số
Sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của sách
Sáng 20/4, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Tư liệu phối hợp với Viện Toán học, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức Triển lãm Sách và Tọa đàm “Đọc sách trong kỷ nguyên số”.

Đây là hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 8 năm 2021, chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (20/5).

Đặc biệt, buổi tọa đàm có sự tham gia của: Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà báo Nguyễn Vĩnh Quyên – Nguyên Phó Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Biên tập viên Đặng Khánh Ly – Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Nhà báo Nguyễn Mỹ Trà – Đài Tiếng nói Việt Nam, cùng đông đảo sinh viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Các diễn giả tai buổi Tọa đàm

Xây dựng văn hóa đọc cũng như phát triển văn hóa đọc đang được nhắc đến nhiều trong thời gian qua.Cách mạng Công nghiệp 4.0 không chỉ tạo ra những thách thức mà còn tạo nhiều cơ hội cho văn hóa đọc. Để biến thách thức thành cơ hội, ngành thư viện cũng như xuất bản phải bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số của thời đại nếu không muốn tụt lại phía sau. 

Tại buổi tọa đàm các diễn giả đã trao đổi, chia sẻ chân tình, cởi mở và xúc động những vấn đề xoay quanh văn hóa đọc trong kỷ nguyên số. Điều này, thực sự góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm đam mê đọc sách khám phá tri thức cho những người yêu sách, đặc biệt là giới trẻ. Qua chia sẻ của các diễn giả cho thấy, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa đọc. 

Bà Nguyễn Thị Vân Nga, Giám đốc Trung tâm Thông tin – Tư liệu chia sẻ, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn sẽ giúp cho người đọc tiếp cận và sử dụng nguồn tài nguyên thông tin của các thư viện và xuất bản phẩm một cách dễ dàng thuận lợi hơn. Để duy trì, phát triển và lan tỏa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số là thách thức không nhỏ đối với những người làm văn hóa hiện nay. Công nghệ nghe nhìn sẽ giúp các tác giả, các nhà xuất bản và các thư viện dễ dàng tiếp cận với bộ sưu tập tài liệu đa phương tiện. Mặt khác việc giới thiệu, quảng bá tác phẩm dưới hình thức nghe nhìn sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn.

“Có thể nói rằng, sự kiện “Đọc sách trong kỷ nguyên số” được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định, tôn vinh giá trị của sách, ý nghĩa văn hóa, sự cần thiết của Ngày Sách Việt Nam trong đời sống tinh thần của người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Qua đó giúp nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, góp phần phát triển tư duy, giáo dục, hoàn thiện nhân cách con người”, bà Nguyễn Thị Vân Nga chia sẻ.

Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra triển lãm sách về các chủ đề: Sách chuyên khảo, Tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Tạp chí Pi (Hội Toán học Việt Nam); Sách ảnh “Trường Sa - Nơi ta đến”; Gian sách của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và các ấn phẩm của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.

Được biết, ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Qua các năm tổ chức, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành sinh hoạt văn hóa thường niên, được cộng đồng đón nhận và tôn vinh. Qua các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam đã góp phần tạo lập, hình thành nên những giá trị văn hóa từ gia đình, dòng họ đến cơ quan, đoàn thể, mà minh chứng rõ nhất là sự hình thành và phát triển của hệ thống tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách cơ quan, doanh nghiệp, khu công nghiệp…, từ đó hình thói quen đọc sách, xây dựng nét đẹp văn hoá đọc cho cộng đồng. 

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thư viện số 46/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trong đó khoản 1 Điều 30 quy định ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Nhằm triển khai thi hành quy định của Luật Thư viện vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị của văn hóa đọc trong cộng đồng, Trung tâm Thông tin - Tư liệu  phối hợp với Viện Toán học và Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức Triển lãm sách và Toạ đàm về văn hoá đọc nhằm tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa, tinh thần của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2021, tiếp tục phát triển văn hóa đọc tại các cơ quan nghiên cứu và đào tạo, trường đại học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 

Đại biểu tham gia sự kiện chụp ảnh lưu niệm

Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã phối hợp với các bên, tổ chức thường niên Ngày Sách Việt Nam, nhằm chung tay nâng cao văn hoá đọc, khẳng định và tôn vinh giá trị của sách trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Tin, ảnh: Bảo Chi

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner