Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 09:19 am
Cập nhật : 22/07/2011 , 11:07(GMT +7)
Điểm tin khoa học và công nghệ trong tuần từ 16-22/7
Máy phun thuốc cho cây cao su rất tiện ích
Dưới đây là một số thông tin khoa học và công nghệ đáng chú ý đăng trên các báo trong tuần từ 16-22/7.

Lão nông sáng chế thiết bị phun thuốc

Dù đã 64 tuổi nhưng lão nông Mai Văn Cúc (ấp 5, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) vẫn mày mò sáng tạo chiếc máy phun thuốc cho cây cao su rất tiện ích.

Cuối năm 2010, thùng quạt gió phun thuốc đầu tiên ra đời. Sau khi cho thuốc hòa với nước trong thùng (khoảng 1m3). Thuốc được hút qua máy bơm rồi phun lên trời, lúc đó gió từ thùng quạt đẩy lên tầm cao chừng vài chục mét. 

Đến nay, ông Cúc đã sản xuất và bán được 5 chiếc cho các nhà vườn khác (giá 16 triệu đồng/thiết bị), chỉ giữ lại một chiếc để làm công khoán cho người có nhu cầu phun thuốc. (Theo Thanh niên , 17/7)

Mở trung tâm Phân tích thí nghiệm dầu khí tại TP.HCM

Công trình trung tâm Phân tích thí nghiệm về dầu khí do viện Dầu khí Việt Nam (VPI) làm chủ đầu tư đã được khởi công tại khu công nghệ cao TP.HCM.

Công trình có tổng mức đầu tư 1.115 tỉ đồng nhằm tăng khả năng nghiên cứu và phân tích mẫu, với hơn 41.000m2, bao gồm các hạng mục như: văn phòng, trung tâm phân tích thí nghiệm, xưởng sản xuất thực nghiệm, kho gia công mẫu, kho mẫu giếng khoan, khu xử lý nước thải sơ bộ riêng biệt và các công trình phụ trợ khác. (Theo SGTT, 18/7)

Phát hiện loài vượn quý hiếm ở Việt Nam

Vượn má trắng.

Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI) vừa phát hiện ra loài vượn má trắng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, tại vùng rừng núi phía bắc, giáp với Lào.

Các nhà khoa học cho biết, có khoảng 455 con vượn má trắng sống thành từng đàn nhỏ tại những cánh rừng thuộc vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An. Cộng đồng sống ở đây chiếm tới hai phần ba số lượng vượn trắng tại Việt Nam và loài vượn má trắng duy nhất còn lại trên thế giới. (Theo Vnexpress 19/7, SGGP 19/7)

170 nhà khoa học dự hội nghị quốc tế về Công viên địa chất

Sáng 18/7 tại Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc Hội nghị quốc tế lần 2 khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu với chủ đề “Công viên địa chất và du lịch địa chất phục vụ phát triển bền vững”. Hội nghị thu hút sự tham gia của 170 nhà khoa học đến từ 17 quốc gia.

Các đại biểu đã thảo luận 5 chủ đề làm rõ tiềm năng, thế mạnh của công viên địa chất, cách thức khai thác tiềm năng của công viên địa chất để phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch.(Theo SGTT 18/7, Dân việt 19/7)

Việt Nam lần đầu sản xuất được xơ sợi polyester

Ngày 20/7, Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ - Hải Phòng đã xuất xưởng lô sản phẩm xơ sợi polyester đầu tiên của Việt Nam, tạo bước đột phá chiến lược nhằm thay thế sản phẩm xơ sợi nhập khẩu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho ngành dệt may Việt Nam.

Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ do Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) làm chủ đầu tư. Đây là nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc nước ta có quy mô đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới (Theo Báo Công thương 20/7, Hà nội mới 21/7)

Ra mắt hai mẫu xe điện gấp

Đó là hai sáng chế của sinh viên Nguyễn Xuân Thơ và Phan Nguyễn Hạ Uyên, khoa mỹ thuật công nghiệp đại học Văn Lang (TP.HCM).

Xe điện gấp Efold của sinh viên Nguyễn Xuân Thơ sử dụng động cơ điện lắp trên bánh sau và người dùng chọn tốc độ thông qua tay ga. Còn xe điện gấp Green của Phan Nguyễn Hạ Uyên lấy cảm hứng từ đường cong của lá và những giọt sương. Để gấp xe, chỉ cần rút tay cầm ra gập xuống phần cổ xe, bánh xe trước được gập ngược áp sát vào phần thân elíp, bánh xe sau cũng thực hiện tương tự. Yên xe có thể tăng giảm chiều cao thông qua hệ thống thanh trượt và khớp bấm.

Hai loại xe này chạy bằng điện nên thân thiện với môi trường. (Theo SGTT 20/7).

Máy bón phân tự lấp cho cao su

KS. Phạm Tú Anh Vũ, ngụ tại quận 9, TP.HCM vừa chế tạo thành công chiếc máy bón phân cho cao su. Chiếc máy này có ưu điểm là có thể cày rãnh, bón phân và lấp đất.

Máy bón phân cho cao su (Ảnh: Thái Ngọc)

Máy có thể bón được 15 ha/ngày với hai người làm việc (một người lái máy cày, một người tiếp phân). Trước đó, để bón xong 1ha cao su cần khoảng năm lao động/ngày. (Theo Đất việt 21/7)

Thêm nhiều vật liệu mới có thể thay thế xương

Các nhà khoa học của Trung tâm Công nghệ laser (Viện Ứng dụng công nghệ) vừa làm chủ một số công nghệ mới, có thể áp dụng trong ngành y tế.

Cụ thể, vật liệu cácbon xốp (INTOST-4) có thể thay thế xương người khi dùng trong kỹ thuật chỉnh hình như trám xương, trám hốc mắt, chế tạo khớp, phần lót cho đĩa đệm cột sống. Được chế tạo ở nhiệt độ 1.400-1.500oC, piro cácbon - cácbon sital có độ bền gấp 3-4 lần thép, được dùng thay thế xương hoặc chế tạo chỏm xương đùi, chân răng giả... (Theo Hà nội mới 22/7)

Bình Dương: Xuất hiện vườn nấm mối khổng lồ

Ngày 21/7, chị Trương Anh Đào, ngụ phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, Bình Dương lại phát hiện thêm 40 cây nấm mối khổng lồ ngay trên vị trí lò gạch cũ mà trước đây chị từng phát hiện một cây nấm khổng lồ có tán rộng 60cm, nặng 3,5kg vào hồi tháng 6-2011.

Chiều 21/7, đại diện phòng Vi sinh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng đến tận nhà chị Đào để nhận số nấm mối trên phục vụ nghiên cứu nhân giống. (Theo Người lao động 21/7)

Ngọc Anh (Tổng hợp)

 




 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner