Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 11:50 am
Cập nhật : 03/06/2011 , 11:06(GMT +7)
Điểm tin Khoa học Công nghệ trong tuần từ 28-3/6.
Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21 (ảnh minh họa)
Việt Nam phân lập được tế bào gốc tủy răng; Kỹ sư "Hai lúa"; Miền Bắc đã có ngân hàng máu cuống rốn; Sơn nano chắn sóng điện từ; Sắp diễn ra nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21...

Việt Nam phân lập được tế bào gốc tủy răng. Sau gần 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã chính thức công bố phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc từ tủy. TS Trần Lê Bảo Hà - Trưởng nhóm nghiên cứu Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết: Tủy răng là mô giàu tế bào gốc, có khả năng biệt hóa thành các tế bào hình thành mô cứng, tế bào thần kinh, tế bào mỡ… sau khi tổn thương.

Chỉ khi phân lập được tế bào gốc tủy răng, chúng ta mới hy vọng lập được ngân hàng tế bào gốc để sử dụng chứ không trông chờ vào việc mua từ nước ngoài vì chi phí rất cao. (Theo Dân việt 29/5, khoahoc 31/5)

Kỹ sư "Hai lúa".  Nông dân nghèo Nguyễn Tri (Ba Tri) ở thôn Bình Trung, xã Vạn Bình (Vạn Ninh - Khánh Hòa) đã mày mò, chế tạo thành công máy gặt đập liên hợp (MGĐLH) công suất 38 KVA, được nhiều nông dân quan tâm.

Ưu điểm của MGĐLH Ba Tri là gọn gàng, bền, cho ra hạt lúa không còn tạp chất, mỗi ngày gặt được 3ha lúa, bằng 150 lao động thủ công. (Theo kinhtenongthon 31/5)

Miền Bắc đã có ngân hàng máu cuống rốn. Sau 1 tháng thành lập, ngân hàng máu cuống rốn (MCR) đầu tiên ở miền Bắc trực thuộc bệnh viện Nhi TƯ đã nhận được hơn 200 mẫu cuống rốn lưu trữ.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, MCR là nguồn nguyên liệu rất giá trị, sau khi được nuôi cấy và biệt hóa thành các loại tế bào sẽ phục vụ điều trị các bệnh cần ghép tế bào gốc như: suy tủy, ung thư máu, thalassemia và nhiều bệnh lý ác tính về máu. (Theo Dân trí 2/6)

Ninh Thuận: Bùn phun trào do tai biến địa chất. Hơn 2 tháng nghiên cứu tình hình nứt đất, bùn phun trào tại huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận, các nhà khoa học kết luận hiện tượng này là một dạng tai biến địa chất quy mô nhỏ, liên quan đến hoạt động đứt gãy kiến tạo.

Nhóm khảo sát cũng đã tìm hiểu chất lượng, đánh giá tiềm năng của loại bùn này. Theo đó, kết quả bước đầu cho thấy, bùn khoáng ở đây có chất lượng tốt, không chứa các yếu tố độc hại đáp ứng được mục đích sử dụng cho tắm rửa, ngâm chữa bệnh, phục hồi sức khỏe. (Theo vietnamplus 1/6, vnexpress.net 2/6)

Sơn nano chắn sóng điện từ. Nhóm nghiên cứu, phòng Công nghệ và vật liệu môi trường, viện Khoa học vật liệu (Viện KH&CN Việt Nam) đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công loại sơn nano carbon và có khả năng chắn sóng điện từ.

Để ngăn sóng điện từ trong phòng, có thể dùng sơn nano để sơn lên các vách ngăn cách. Còn nếu để che chắn điện từ tại khu vực có trạm biến áp, trạm thu phát sóng có thể sơn bao phủ lên bề mặt ngôi nhà thay các loại sơn thông thường. Thử nghiệm chiếu sóng điện từ vào thùng được phủ và thùng không được phủ lớp sơn chắn, kết quả cho thấy loại vật liệu này có hiệu lực chắn sóng điện từ đạt trên 30 Decibel (dB) tại các dải tần số từ 100 MHz đến 14 GHz, nghĩa là có khả năng che chắn đến trên 99% các bức xạ điện từ. (Theo Đất việt 2/6)

Sắp diễn ra nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21. Nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào đêm 15, rạng sáng 16.6 tới đây. Theo giới quan sát thiên văn, đây là một sự kiện hết sức đặc biệt vì tính chất hiếm có và độc đáo của nó. Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian kỉ lục 100 phút

Theo kỹ sư Nguyễn Tuấn, câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM, tính toán của cơ quan Hàng không và không gian Mỹ (NASA) cho thấy, hiện tượng nguyệt thực sẽ bắt đầu từ lúc 0 giờ 22 giờ Việt Nam. Tại Việt Nam, nếu thời tiết tốt và trời không mưa, chúng ta có thể quan sát được toàn bộ nguyệt thực từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc vào khoảng 4 giờ sáng ngày 16.6. (Theo SGTT 2/6, Bee 3/6)

Chế máy tạo cầu vồng. Thật thú vị khi cầu vồng không còn là hiện tượng thiên nhiên, thảng hoặc mới được nhìn thấy, mà có thể tạo ra nó trong điều kiện thời tiết bình thường- đó là sản phẩm của Bùi Phước Lai khi còn là học sinh THPT Đà Nẵng.

Máy tạo cầu vồng không chỉ là một dụng cụ thí nghiệm rất trực quan, phục vụ cho công tác giảng dạy bậc THCS, THPT, thêm nữa, máy có thể phục vụ cho nhu cầu, sở thích quan sát cầu vồng của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc... (Theo Thanh niên 3/6)

Cao su blend chống cháy. Đây là thành công mới của kỹ sư Nguyễn Thành Nhân và các cộng sự thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP Hồ Chí Minh.

Từ một số blend nhựa cao su đã được nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học trong đề tài đã lựa chọn một số loại phụ gia chống cháy hoạt tính như kẽm, Sb2O3, Al(OH)3... để tạo ra loại vật liệu cao su chống cháy phù hợp chế tạo đệm hơi, ống tuột cứu hộ, các kết cấu cứu hộ hỏa hoạn khẩn cấp cho các tòa nhà cao tầng. (Theo Hà nội mới ngày 3/6)

Ngọc Anh (Tổng hợp)




Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner