Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 10:50 am
Cập nhật : 19/10/2013 , 20:10(GMT +7)
Điểm tin KH&CN từ ngày 12-18/10
Tác giả công trình Bẫy sâu bằng vỏ ốc. (
Cần tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ địa phương; Trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 9; Nâng tầm quan trọng của ngành cơ học chất lỏng VN; Khởi động Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng trong tuần Silicon;…là những thông tin khoa học đáng chú ý qua.

Cần tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ địa phương

Đó là một trong số nhiều kiến nghị được đưa ra tại hội nghị giao ban khoa học công nghệ vùng Đông Nam bộ lần thứ 12 giữa Bộ Khoa học - công nghệ (KH-CN) và các sở KH-CN, diễn ra ngày 11-10 tại thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Tại hội nghị, các sở KH-CN cũng đề xuất với UBND các tỉnh, TP, Bộ KH-CN và các bộ, ngành liên quan tháo gỡ các khó khăn về cơ chế phát triển nguồn nhân lực, cơ chế tài chính như sửa đổi thông tư hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tại địa phương;...(Theo Tuổi trẻ 12/10).

Trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 9

Tối 13/10, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 9 (2012-2013). 

Năm nay, Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho 106 đề tài tiêu biểu trong tổng số 452 đề tài dự thi thuộc 5 lĩnh vực: môi trường; đồ chơi và đồ dùng gia đình; học tập; sản phẩm thân thiện môi trường; phần mềm tin học. Trong đó có 1 giải đặc biệt, 5 giải nhất, 10 giải nhì, 30 giải ba và 60 giải khuyến khích. 

Giải đặc biệt được trao cho nhóm sinh viên Đặng Đình Nam, Nguyễn Duy Huynh (Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) với đề tài “Mô hình xe nâng hàng chuyên dụng trong phân xưởng”. (Theo Công an nhân dân 15/10).

Nâng tầm quan trọng của ngành cơ học chất lỏng VN 

Đại hội Cơ học chất lỏng châu Á lần thứ 14 (ACFM 14) do Viện Cơ học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Hội Cơ học chất lỏng Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Hội Cơ học Việt Nam.  Diễn ra vào ngày 15/10 tại Hà Nội

Đại hội là dịp thúc đẩy hợp tác rộng rãi và trao đổi những ý tưởng mới từ các chuyên gia trong nước và quốc tế để củng cố những tiến bộ gần đây của ngành cơ học chất lỏng và các ngành công nghiệp liên quan.

Đại hội Cơ học Chất lỏng châu Á lần đầu tiên (ACFM1) được tổ chức tại Ấn Độ vào năm 1980, với mục đích trao đổi khoa học và hợp tác giữa các nhà khoa học châu Á. Qua 13 lần đại hội, những thành tựu mới nhất trong nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và tính toán trong lĩnh vực cơ học chất lỏng đã được trình bày. Đại hội lần này diễn ra từ ngày 15 đến 19/10 tại Hà Nội và Hạ Long (Quảng Ninh). (Theo vietnamplus 15/10).

Khởi động Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon 

Chiều 18/10 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ khởi động Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam.

Mục tiêu của Đề án là tạo môi trường để thu hút chất xám thông qua xây dựng chương trình thúc đẩy khởi nghiệp. Hệ thống này bao gồm các doanh nhân thành đạt, các nhà đầu tư mạo hiểm thành công,… đến từ Silicon Valley (Mỹ). Ngoài ra, việc triển khai Đề án thành công sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi, kết hợp hiệu quả nguồn vốn ngân sách để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tư nhân, đặc biệt từ nước ngoài. Đồng thời là một thị trường, nơi các công nghệ mới gặp gỡ với nhà đầu tư mạo hiểm và kết hợp lại trở thành những doanh nghiệp khởi nghiệp với mức tăng trưởng nhanh chóng. 

Với việc mô hình Thung lũng Silicon được đề xuất xây dựng tại Việt Nam, nhà khoa học không chỉ là những người nghiên cứu mà còn là những doanh nhân, kinh doanh trên chính sản phẩm nghiên cứu của mình, có thể tự quản lý hoặc phát triển công trình nghiên cứu đó một cách độc lập. (Theo Đảng cộng sản Việt Nam 18/10).

 Nhà khoa học không chỉ là những người nghiên cứu mà còn là những doanh nhân

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về biển, đảo

Ngày 18/10, tại thành phố Nha Trang đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn giữa tỉnh Khánh Hòa và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2013-1018.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa nhất trí đánh giá: Khánh Hòa là một trong những địa phương của cả nước có tiềm năng rất lớn về tài nguyên biển, đảo. Do đó, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam sẽ giúp Khánh Hòa trong việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá và xây dựng một số đề án cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh theo hướng bền vững, phù hợp với đặc thù, thế mạnh về biển, đảo của địa phương; phối hợp triển khai một số đề án điều tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong giai đoạn 2013-2018. (Theo vietnamplus 18/10).

Việt Nam có doanh nghiệp công nghệ cao đầu tiên

Ngày 18/10, Công ty Cổ phần Thông minh MK (MK Smart, thành viên của MK Group) đã chính thức được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là “Doanh nghiệp Công nghệ cao”, trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy chứng nhận này. 

Theo đại diện MK Smart, để được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, công ty phải đáp ứng đầy đủ nhiều tiêu chí khắt khe theo các quy định của Luật Công nghệ cao, của Bộ Khoa học và Công nghệ. Cụ thể, doanh thu bình quân trong 3 năm liền từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hàng năm, từ năm thứ tư trở đi đạt 70% trở lên; số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên trực tiếp nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động;…

Ông Nguyễn Trọng Khang - Chủ tịch HĐQT MK Group chia sẻ, đây là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với việc củng cố vị thế số một của MK Smart trong ngành công nghiệp thẻ Việt Nam. (Theo Khoa học phổ thông 18/10).

Đoàn công tác Bộ TT&TT làm việc với Công ty MK Smart. 

Ứng dụng công nghệ xử lý nước mặn phục vụ sản xuất và đời sống vùng Tây Nam bộ

Viện Khoa học vật liệu ứng dụng đã thực hiện Dự án “Ứng dụng và triển khai công nghệ xử lý nước mặn phục vụ sản xuất và đời sống vùng Tây Nam bộ”. Các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ màng mới EPA vào việc thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị xử lý nước nhiễm mặn, Fe, Mn, độ cứng cao, vi sinh cao... thành nước sinh hoạt và nước tinh khiết dùng cho người dân và bệnh viện với giá thành rẻ.

Mô hình công nghệ tiên tiến xử lý các nguồn nước nhiễm mặn, phèn, độc tố, độ cứng... thành nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ việc cung cấp nước sạch và nước tinh khiết cho nhân dân và Bệnh viện đa khoa huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Hệ thống thiết bị nói trên cung cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt với công suất 135m3/ngày, và cung cấp nước tinh khiết với công suất 45m3/ngày. (Theo Đại biểu nhân dân 18/10).

Hà Trang (Tổng hợp)

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner