Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 10:47 am
Cập nhật : 10/12/2010 , 11:12(GMT +7)
Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT-TT
Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và triển khai Đề án đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT-TT vừa diễn ra tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao thành tích đã đạt được trong 10 năm qua tuy còn nhiều vấn đề cần giải quyết nếu muốn đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT.

Theo Phó Thủ tướng, những tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới, đó là: Nâng tỷ lệ ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý Nhà nước và các địa phương lên một cách đồng đều. Hiện nay, con số này là chệnh lệch khá lớn. Trong khối các cơ quan quản lý Nhà nước, tỷ lệ sử dụng máy tính của 5 Bộ: Công Thương, Giáo dục Đào tạo, Tài chính, Thông tin & Truyền thông,… là 100%; 9 Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tư pháp, Xây dựng, Khoa học Công nghệ… đạt tỷ lệ hơn 70 %; và vẫn có 5 Bộ chỉ đạt tỷ lệ 35% đến 60%. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại các địa phương, trong khi Điện Biên là 1 tỉnh miền núi xa xôi, rất nghèo nhưng tỷ lệ cán bộ công chức có máy tính là 100%, “láng giềng” Lai Châu chỉ có 50%, Tuyên Quang 33%, Thái Nguyên chỉ có 5%.

 “Dự kiến đến năm 2015, người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận chính quyền qua mạng. Nếu cán bộ công chức không dùng máy tính thì không thể làm được điều đó”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

 

Trong lĩnh vực CNTT, Phó Thủ tướng cũng nêu ra câu hỏi đối với ngành công nghiệp phần mềm, nên chăng mở rộng các khu tập trung, đưa đa số các doanh nghiệp vào đây để có cơ sở hạ tầng tốt nhất, hưởng ưu đãi các chính sách của Nhà nước, góp phần nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam?

Theo báo cáo của Bộ Thông tin & Truyền thông, Tp.HCM là nơi tập trung nhiều nhất các DN phần mềm, chiếm tới ¾ số các DN hiện có trên toàn quốc. “TP.HCM đang có đề xuất nhân mô hình Công viên Phần mềm Quang Trung, song cần nghiên cứu kỹ hơn xem mô hình đó có khả thi hay không”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Còn việc phát triển phần mềm mã nguồn mở, dù đã nói nhiều nhưng thành quả đạt được chưa cao. "Nếu sắp tới chúng ta không có sự đầu tư thỏa đáng thì sẽ còn phải chi rất nhiều tiền để mua các phần mềm bản quyền. Đây là một thách thức", Phó Thủ tướng khẳng định.

 

Về công nghiệp phần cứng, câu hỏi đặt ra là có nên chọn một số sản phẩm phát triển quy mô quốc gia không? Ví dụ máy tính giá rẻ do Việt Nam thiết kế, sản xuất có nên là sản phẩm quốc gia để trang bị cho học sinh và hàng triệu hộ nông dân hay không…. Nếu làm vậy thì cần định hướng thế nào? Vai trò Nhà nước hỗ trợ ra sao?.. Một vấn đề chung khác là có nên phát triển 10 – 15 doanh nghiệp đầu đàn về CNTT-TT để dẫn dắt thị trường.

Nói đến nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng cho rằng, lâu nay, các doanh nghiệp không có cách nào tập hợp và thông báo cho các cơ sở đào tạo biết mình cần bao nhiêu người. Các địa phương không đánh giá được nhu cầu nhân lực của mình thiếu bao nhiêu, cần cái gì. Hiện cả nước có 231.000 lao động CNTT-TT, mục tiêu đến 2020 sẽ có 1 triệu lao động CNTT-TT. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn nhân lực này thực sự có chất lượng. Vai trò tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp như thế nào trong việc quy hoạch, cung cấp và sử dụng nhân lực CNTT-TT?

 

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh mục tiêu đưa VN thành quốc gia mạnh về CNTT đạt được nhanh hay chậm là do quản lý Nhà nước cũng như việc hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Ông dẫn chứng một ví dụ minh hoạ là trường hợp Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đưa tin học hoá vào nhà trường, đã hỗ trợ miễn phí kết nối Internet cho các trường phổ thông. Viettel mất chi phí song bù lại lại được tiếp thị, quảng bá thương hiệu. Còn Nhà nước đạt tiêu chuẩn tất cả các trường phổ thông đều được kết nối Internet miễn phí, không nhiều nước trên thế giới làm được điều này. Đây là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ đôi bên cùng có lợi khi hợp tác Công – Tư.

 

Dù còn nhiều việc phải làm nhưng có một thực tế không thể phủ nhận, đó là: CNTT-TT Việt Nam đã đạt trình độ tiến tiến trong khu vực, theo báo cáo thực hiện Chỉ thị 58: CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng; Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ lệ đóng góp gần 15% GDP của đất nước. Quy mô của ngành khoảng 15 – 16 tỷ USD trong năm nay, đặc biệt, trong đó, nội dung số và phần mềm là trên dưới 2 tỷ USD, là lĩnh vực có tỷ lệ giá trị gia tăng rất lớn. Không chỉ nằm trong nhóm 7 mặt hàng có doanh số xuất khẩu cao mà tỷ trọng về giá trị nội địa cũng rất cao.

 

Hay nói như Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp về phần mềm thì, ngành công nghiệp phần mềm đã có những bước tiến vượt bậc, là một trong 10 nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm xuất khẩu, Việt Nam đã có tên trên bản đồ CNTT thế giới, hạ tầng viễn thông Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế, ứng dụng CNTT được triển khai rộng khắp, từ hoạt động quản lý  đến sản xuất kinh doanh, từ các cơ quan nhà nước đến các doanh nghiệp và người dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./.

Nguồn tin: VEN

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner