Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hội nhập Quốc tế Thứ bảy, 23/11/2024 , 07:30 am
Cập nhật : 02/01/2014 , 12:01(GMT +7)
Đẩy mạnh hợp tác KH&CN Việt Nam – Liên bang Nga
Lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ hai nước đưa về LBN nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
Hợp tác khoa học và công nghệ được xem là một trong những trụ cột của mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga. Qua gần nửa thế kỷ, mặc dù trải qua một số biến động lịch sử nhưng hiện nay quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật công nghệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga vẫn phát triển rất tích cực.

Hợp tác đa dạng trong các lĩnh vực KH-CN
 
Theo báo cáo, Hiệp định hợp tác về KH-CN với Liên bang Nga được ký tháng 7/1992 tại Hà Nội; Tháng 5/2013, nhân chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ hai nước đã ra Thông cáo chung khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực KH-CN, giáo dục và đào tạo, nâng quan hệ song phương lên tầm chiến lược.

Đến nay, hai bên đã tổ chức được 10 khóa họp Ủy ban hợp tác KH-CN. Theo đó, hai bên sẽ xác định các hướng ưu tiên và danh mục hợp tác KH&CN cho từng giai đoạn cụ thể.

Trong giai đoạn 2000 - 2013, hai nước đã phối hợp đưa vào thực hiện khoảng gần 50 nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu khoa học chung trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện tử, tự động hóa đến khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế. Một số nhiệm vụ hợp tác tiêu biểu như: Nghiên cứu chế tạo, phát triển ứng dụng một số vật liệu nano bạc để khử trùng trong y tế, đời sống và sản xuất do Viện KH-CN Môi trường - Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam thực hiện; Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học (ethanol) từ phế thải nông-lâm nghiệp chứa cellulose, hemicellulose do Viện Hoá học, Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam triển khai; Nghiên cứu ứng dụng và phát triển vật liệu mới (polyme diệt khuẩn) trong xử lý nguồn nước bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật do Viện Ứng dụng công nghệ thực hiện... Các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu chung thực hiện với Nga đều đạt mục tiêu tận dụng tiềm năng to lớn về KH-CN của Nga để chuyển giao công nghệ về Việt Nam, đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ nghiên cứu và có sản phẩm cụ thể phục vụ nhu cầu đời sống, xã hội.

Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu KH-CN chung, hợp tác giữa hai nước theo các nội dung khác cũng đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể, trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, hai bên đã thỏa thuận và ký Hiệp định Liên Chính phủ về hợp tác xây dựng tại Việt Nam Trung tâm KH-CN Hạt nhân; ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực an toàn và bức xạ hạt nhân, trong đó tập trung xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm việc trong các cơ sở nghiên cứu hạt nhân, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; ký Hiệp định Liên Chính phủ về hợp tác để chuyển về Liên bang Nga các thanh nhiên liệu giàu uran và thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt. Việc triển khai Hiệp định này liên quan trực tiếp đến thỏa thuận giữa Mỹ và Nga năm 2002 về chuyển đổi các thanh nhiên liệu từ giàu uran (ở Đà Lạt trước đây là 36%) sang các thanh nhiên liệu có hàm lượng uran không quá 20% được sử dụng tại các lò phản ứng tương tự như lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Hai bên cũng đã ký văn bản Thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn và chất lượng, trong đó quy định công nhận lẫn nhau đối với một số tiêu chuẩn và cơ chế kiểm tra chất lượng.

Đặc biệt, Trung tâm hỗn hợp nghiên cứu các vấn đề Nhiệt đới Việt – Nga là ví dụ điển hình cho sự hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa hai nước trong lĩnh vực KH-CN. Trung tâm được thành lập trên cơ sở Hiệp định giữa Chính phủ hai nước ký năm 1987 về hợp tác thành lập Trung tâm Nhiệt đới Việt – Xô. Trong 5 năm qua, các hoạt động hợp tác của Trung tâm đã được thực hiện hiệu quả, nghiên cứu những vấn đề nhiệt đới như y sinh nhiệt đới, sinh thái nhiệt đới, vật liệu học nhiệt đới.

KH-CN – đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hai nước

Qua gần nửa thế kỷ, mặc dù trải qua một số biến động lịch sử nhưng hiện nay quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật công nghệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga vẫn phát triển rất tích cực. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân, Liên bang Nga là quốc gia có tiềm lực rất mạnh về KH-CN nói riêng và tiềm lực kinh tế nói chung. Trong quá khứ, quan hệ hợp tác về KH-CN giữa hai nước đã có một quá trình lịch sử rất lâu dài. Hiện nước Nga đang trên đà phục hồi, vẫn có tiềm lực mạnh về KH-CN và kinh tế.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, có một số nguyên nhân khiến sự hợp tác về KH-CN giữa hai nước hiện chưa đáp ứng được lòng mong đợi của cả 2 phía. Sự hợp tác KH-CN giữa 2 nước sau một thời gian có sự chững lại do có sự biến động về mặt chính trị rất lớn ở Liên Xô cũ. Cùng với đó, những thế hệ người Việt Nam được đào tạo ở Liêng bang Nga trước đây đều đã có tuổi, dần dần đã phải rời bỏ công tác quản lý, vị trí chủ chốt trong các đơn vị. Trong khi thế hệ trẻ rất ít người được đào tạo ở Nga, chủ yếu đào tạo ở phương Tây nên việc giao lưu giữa hai nước cũng bị hạn chế. Hơn nữa, cả 2 nước đều chưa dành nguồn tín dụng lớn cho hợp tác về KH-CN. Các dự án nghiên cứu chung giữa 2 nước còn khiêm tốn. Vì thế, thời gian tới phải đẩy mạnh hợp tác và triển khai hiệp định mới về KH-CN bởi đây là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hai nước.

Mới đây, một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước đó là tháng 11/2013, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược lên mức toàn diện. Bộ KH-CN Việt Nam đã ký với Bộ Giáo dục và Khoa học Nga bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là bước đệm hướng tới đàm phán ký kết Hiệp định mới.

Bản Ghi nhớ xác định lại các hướng ưu tiên hợp tác KH-CN hai nước cho thời kỳ mới là công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ vũ trụ; nghiên cứu biển và thiết kế tàu thủy; công nghệ năng lượng (dầu khí, năng lượng nguyên tử); công nghệ y, dược; vật lý, toán học; kinh tế phát triển. Đồng thời xác định các hình thức hợp tác mới phù hợp hơn với các đổi mới về chính sách KH-CN hai nước và sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN thế giới.

Điểm đột phá trong nội dung và cơ chế hợp tác đó là hai bên sẽ lựa chọn những phòng thí nghiệm tốt để cùng nhau nghiên cứu các vấn đề KH-CN phức tạp, đào tạo và hình thành các nhóm nghiên cứu xuất sắc hỗn hợp, tăng cường sự tham gia của giới doanh nghiệp vào các chương trình hợp tác phát triển công nghệ.

Nguồn tin: Đại biểu nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner