Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 07:32 pm
Cập nhật : 14/02/2015 , 14:02(GMT +7)
Công nhận doanh nghiệp KH&CN còn nhiều khó khăn
Tạo nhiều động lực cho DN đứng vào đội ngũ DN KH&CN
Áp dụng nghị định 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã được ban hành từ năm 2007, đến nay, cả nước đã có khoảng 2000 doanh nghiệp (DN) đáp ứng được các tiêu chí về doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, vướng mắc mà đến nay mới chỉ có chưa đến 200 doanh nghiệp chính thức được công nhận, cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN.
Còn nhiều hạn chế
 
Theo Bộ KH&CN, hiện cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực KH&CN. Đây là những đối tượng tiềm năng để được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, tính đến thời điểm tháng 11/2014 có 132 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và khoảng 20 - 30 hồ sơ đang chờ thẩm định dự kiến trong  thời  gian  tới  sẽ được  cấp  giấy  chứng  nhận doanh nghiệp KH&CN.
 
Hơn nữa, việc phát triển doanh nghiệp KH&CN tập trung cũng chủ yếu tập trung vào hai thành phố lớn đó là Hà Nội (17 doanh nghiệp) và Hồ Chí Minh (17 doanh nghiệp). Các doanh nghiệp KH&CN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực được coi là thế mạnh của Việt Nam khuyến khích phát triển như: giống cây trồng, dược liệu, công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản, y tế…
 
Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình cho biết: Một doanh nghiệp của chúng tôi trong Hiệp hội giống cây trồng của thành phố HCM thì không được công nhận nhưng doanh nghiệp HN thì được, doanh nghiệp của Thái Bình thì đưa lên đưa xuống đến bây giờ vẫn chưa rõ, tôi đề nghị là phải có hướng dẫn cụ thể và phải triển khai đầy đủ chứ thực tế tiếp cận được với ưu đãi này vẫn còn khó khăn.
 
Mong mỏi được công nhận là doanh nghiệp KH&CN là tâm lý chung của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ KH&CN, hiện nay do thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, thiếu thông tin, đặc biệt ở địa phương, trình độ của người làm công tác đánh giá hồ sơ công nhận còn hạn chế; sự thiếu thống nhất trong việc của các ban, ngành trong áp dụng các ưu đãi dành cho loại hình của các bộ, ngành đang làm hạn chế tính hiệu quả của hoạt động này. Đây là những vấn đề mà Bộ KH&CN đang tập trung để tháo gỡ để đẩy nhanh việc hiện thực hóa mục tiêu tới năm 2015 cả nước sẽ có khoảng 3000 doanh nghiệp KH&CN.
 
Tháo gỡ rào cản để phát triển DN KH&CN
 
Ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết: Chương trình 592 là chương trình do Thủ Tướng ký và giao cho Bộ KH&CN thực hiện chương trình hỗ trợ phat triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh…hiện nay chúng tôi đã ký với bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn với chương trình 592…Với chương trình này chúng tôi hi vọng sẽ có nhiều hơn doanh nghiệp KH&CN, cơ sở nghiên cứu KH&CN ra đời.
 
Theo khảo sát của Bộ KH&CN, năm 2012 bình quân doanh thu của doanh nghiệp KH&CN là 59,8 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân là 6,4 tỷ đồng. Yếu tố cốt lõi là KH&CN đã mang lại sức sống cho các doanh nghiệp KH&CN ngay cả trong điều kiện kinh tế khó khăn. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2013, số doanh nghiệp nói chung giải thể và ngừng hoạt động khoảng chiếm 72,8% so với doanh nghiệp mới thành lập, thì tính từ 2007 đến nay số doanh nghiệp KH&CN giải thể hoặc ngừng hoạt động chỉ chiếm: 4,5% tổng số doanh nghiệp được cấp chứng nhận.
 
Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cho biết: Trong những năm gần đây, để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như từ tác động tích cực của những đổi mới trong cơ chế, chính sách, đã xuất hiện nhiều điển hình về đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì quá trình này diễn ra vẫn còn chậm chạp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa. 
 
Hoạt động hiện nay của các doanh nghiệp phần lớn gặp khó khăn về vốn. Hầu hết doanh nghiệp phải huy động ngoài với lãi suất cao nên khó có điều kiện để thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; Thiếu đội ngũ cán bộ nghiên cứu có năng lực và tâm huyết; Nhận thức của người lãnh đạo doanh nghiệp về đổi mới công nghệ hạn chế; Sự hỗ trợ của Nhà nước chưa đồng bộ và còn thiếu hiệu quả, chưa mang tính hệ thống và toàn diện. Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp hiện nay còn khá chậm chạp.
 
Để góp phần thúc đẩy hoạt động phát triển doanh nghiệp KH&CN, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc ban hành các cơ chế chính sách, các cơ quan quản lý cần bám sát hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp thuộc loại hình này để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, từng bước đưa các chính sách ưu đãi cho loại hình doanh nghiệp này vào thực tiễn.
 
Do vậy, để tạo động lực cho các DN này đứng vào đội ngũ DN KH&CN cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến chính sách ưu đãi, hỗ trợ sao cho tránh trùng lặp và thiết thực hơn. Chưa kể tới một số chính sách thường được các quốc gia áp dụng là Chính phủ ưu tiên trong đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ nghiên cứu, hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm, hỗ trợ liên kết hợp tác đầu tư nghiên cứu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm mới, ưu tiên trong đấu thầu công trình sử dụng ngân sách nhà nước hoặc trong hoạt động mua sắm chính phủ…
 
“Kinh nghiệm các nước cho thấy, Nhà nước cần hỗ trợ những điều kiện cần thiết ban đầu để DN KH&CN có thể vượt qua thách thức trong môi trường cạnh tranh khốc liệt chứ không chỉ dừng lại ở các ưu đãi truyền thống như giảm, miễn thuế thu nhập hay tiền sử dụng đất”, Ông Phạm Hồng Quất kiến nghị.
 
Bài, ảnh: Đăng Minh
 

 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner