Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 11:22 am
Cập nhật : 28/03/2016 , 16:03(GMT +7)
Công nghệ cải tạo móng công trình trên nền đất yếu
Toàn cảnh Hội thảo
Ngày 24/3, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả khảo sát dự án khả thi phương pháp thi công công nghệ cải tạo móng công trình trên nền đất yếu (TNF).

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo và chuyên gia JICA, Trường Đại học, Công ty của Nhật Bản; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, Ninh Bình cùng các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức KH&CN trong nước…

Hội thảo tập trung đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp thi công TNF cho khu vực nền đất yếu của Việt Nam ở các cấp: công trình, kết cấu công trình, chất lượng, hiệu quả, tổ chức thi công và các tiêu chuẩn /quy phạm cần thiết.

Hội thảo cũng là dịp để các bên liên quan làm rõ vấn đề hỗ trợ quy trình, thủ tục điều kiện làm thí nghiệm kiểm chứng và triển khai dự án thí điểm tại tỉnh Vĩnh Long và một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng như: Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương để tiến hành các bước tiếp theo trong việc triển khai dự án thí điểm phương pháp thi công TNF trong thời gian tới.

Thực tế, một phần lớn của lãnh thổ Việt Nam có thành tạo đất yếu theo các dạng vùng biệt lập và vùng lan rộng, đặc biệt các vùng của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung. Nhiều thành phố và thị trấn quan trọng được hình thành và phát triển trên nền đất yếu với những điều kiện khó khăn, suất đầu tư cao, tổ chức thi công phức tạp, nhất là các công trình dân dụng. Yêu cầu cần thiết đòi hỏi đổi mới và phát triển công nghệ thích hợp và tiên tiến để xử lý thi công các công trình xây dựng dân dụng trên nền đất yếu với tính năng vượt trội, giảm chi phí, dễ thi công, an toàn và đảm bảo chất lượng.

Công nghệ TNF là phương pháp xử lý kết hợp các lớp sâu – lớp nông sử dụng vật liệu kiên cố hóa bằng xi măng với nguyên tắc: thiết kế nền nhân tạo và quản lý chất lượng. Vì móng được thi công trực tiếp ở lớp cải tạo thứ hai nên giảm được chi phí và có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Cấu trúc hình giếng và “hiệu quả rào bao” có được nhờ vây bọc đất cát lại, có thể tăng cao tính ổn định khi xây dựng nhà cửa trên nền đất.

Tại Hội thảo, đại diện JICA đã giới thiệu phương pháp thi công TNF của Công ty xây dựng Takeuchi Nhật Bản.  Từ tháng 7/2015, phía  JICA đã hỗ trợ triển khai dự án khảo sát tính khả thi phương pháp thi công TNF tại khu vực đất yếu Việt Nam trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã hỗ trợ các tổ chức của Nhật Bản với các đơn vị liên quan của Việt Nam để triển khai dự án. Đến nay, dự án cơ bản đã hoàn thành các nội dung đề ra.

Đến nay, qua 6 lần khảo sát cho thấy, công nghệ TNF đã làm giảm lún lệch nhờ tiến hành cải tạo nông nền đất của công trình, là phương pháp hạn chế lún lệch của công trình. Dự án đã tiến hành khảo sát và giám định thi công TNF cho móng công trình công cộng một số địa phương ở Việt Nam, nhằm làm phương pháp thực chứng tính an toàn của công nghệ TNF. Công nghệ TNF đã khẳng định là công nghệ có ưu điểm là kỹ thuật riêng biệt dựa theo loại tiêu chuẩn của Việt Nam (TCVN, TCCS) và tiêu chuẩn này có quan hệ với phương pháp cải tạo đất của Nhật Bản.

Tin, ảnh: Bùi Hiếu

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner