Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hội nhập Quốc tế Thứ sáu, 22/11/2024 , 04:37 pm
Cập nhật : 15/09/2017 , 11:09(GMT +7)
Công bố Khung đối tác quốc gia Việt Nam giai đoạn 2017-2022
Lễ công bố Khung đối tác quốc gia Việt Nam - Nhóm Ngân hàng Thế giới 2017-2022
Ngày 14/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Lễ công bố Khung đối tác quốc gia Việt Nam - Nhóm Ngân hàng Thế giới 2017-2022.

Phát biểu tại Lễ Công bố, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang phấn đấu đạt được nhiều thành tích hơn nữa, bao gồm đẩy mạnh tăng trưởng, đạt trình độ công nghiệp hóa cao hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam chính là minh chứng cho thấy quyết tâm đạt thành tích cao nhất, nhưng muốn đạt được kết quả như vậy đòi hòi phải điều chỉnh cả phương pháp và công tác triển khai.

Trong giai đoạn thực hiện Khung đối tác quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2017-2022, ông Ousmane Dione nhấn mạnh, Nhóm Ngân hàng Thế giới vinh dự sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình củng cố vị thế của một nước thu nhập trung bình thành công và tạo tiền đề để trở thành một nước thu nhập cao.

Ngân hàng Thế giới sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam thực hiện các biện pháp cải cách nhằm tạo tác động mang tầm chiến lược. Ngân hàng Thế giới sẽ huy động tất cả các thể chế nhằm tạo chuyển biến chiến lược như cho vay, đối thoại chính sách, phân tích, tư vấn hay bảo lãnh. 

Những năm gần đây, Việt Nam đã có sự phát triển đầy ấn tượng, với tầm nhìn và sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, quyết tâm hoàn thành các bước chuyển đổi cần thiết, bao gồm: Đưa nền tài chính vào quỹ đạo bền vững và lâu dài; nâng cao tốc độ tăng năng suất lao động và tăng cường sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân; hiện đại hóa giáo dục đại học và dạy nghề nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của thị trường lao động; ngăn chặn suy thoái môi trường và tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu; tăng cường quản trị. Trong bối cảnh đó, Khung đối tác quốc gia Việt Nam - Nhóm Ngân hàng Thế giới được xây dựng dựa trên sự dịch chuyển trong mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

Việt Nam đã tốt nghiệp quy chế vay vốn của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) và chuyển sang vay vốn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) từ cuối tháng 6/2017. Sự chuyển dịch sang tư cách vay vốn IBRD là bằng chứng cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tích phát triển nhất định. Tuy nhiên, quá trình này cũng đi kèm một số thách thức, đòi hỏi Việt Nam và Ngân hàng Thế giới phải phát huy sáng tạo, tìm ra những cách làm mới và hiệu quả. 

Khung đối tác quốc gia Việt Nam - Nhóm Ngân hàng Thế giới được xây dựng sẽ hỗ trợ công cuộc phát triển của Việt Nam, tập trung vào 3 lĩnh vực (tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và tham gia của khu vực tư nhân; đầu tư vào con người và tri thức; đảm bảo bền vững môi trường và năng lực ứng phó) và các mục tiêu hướng tới (tăng cường quản trị kinh tế và thể chế tăng trưởng; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nông nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại, kết nối giao thông đa phương thức và dịch vụ logictics; tăng cường quy hoạch, quản lý hạ tầng dịch vụ và đất đai tại địa bàn đô thị; tăng cường sự tham gia vào hoạt động kinh tế của các đối tượng thiểu số, phụ nữ; tăng cường tiêp cận và chất lượng dịch vụ y tế công, tư và giảm tình trạng suy dinh dưỡng; tăng cường lồng ghép, tiết kiệm dịch vụ an sinh xã hội, hưu trí, bảo hiểm y tế; đào tạo sau phổ thông có chất lượng hơn, đáp ứng đòi hỏi của tăng trưởng lao động; khuyến khích sản xuất điện năng ít phát thải; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thảm họa; tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, an ninh nguồn nước). 

Tin, ảnh: Lê Hà

 


 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner