Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 06:49 pm
Cập nhật : 11/03/2013 , 08:03(GMT +7)
Cơ hội vàng cho khoa học Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: "Chưa bao giờ khoa học nước nhà lại có cơ hội thuận lợi như bây giờ với hàng loạt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành về phát triển khoa học công nghệ".
Khoa học chưa là quốc sách
 
Bên cạnh các nguyên nhân như nhận thức xã hội về tầm quan trọng của khoa học chưa đầy đủ ,hoạt động huy động nguồn lực xã hội vào hoạt động khoa học và công nghệ chưa được chú trọng; Phó thủ tướng nhấn mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ ở Việt Nam còn quá thấp so với thế giới. Dù vai trò và vị trí đã được khẳng định, song khoa học công nghệ chưa thật sự được coi là quốc sách hàng đầu.

Phó Thủ tướng dẫn chứng, Mỹ mỗi năm đầu tư 400 tỷ USD cho khoa học công nghệ, số người làm nghiên cứu là 1,4 triệu người. Nền kinh tế thứ hai thế giới là Trung Quốc đầu tư cho khoa học công nghệ 178 tỷ USD, số người tham gia nghiên cứu khoa học là 1,2 triệu. Nền kinh tế thứ ba là Nhật Bản đầu tư 140 tỷ cho khoa học và 655 triệu người tham gia nghiên cứu.

 
"Đáng lưu ý là Hàn Quốc, một quốc gia 48 triệu dân nhưng đầu tư khoa học là 53 tỷ USD mỗi năm, số tiền họ đầu tư còn lớn hơn cả số dân. Còn Việt Nam hơn 80 triệu dân, số tiền đầu tư chỉ là 1 tỷ USD. Như vậy, cường độ Hàn Quốc đầu tư 2 năm bằng chúng ta đầu tư cả trăm năm", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
 
Qua dẫn chứng thêm một số nước khác như Pháp, Italy, Nga đều là quốc gia có số tiền và số người tham gia khoa học rất lớn, Phó Thủ tướng nói: "Từ đó để thấy tất cả các cường quốc đều thực hiện chính sách đầu tư lớn cho khoa học công nghệ và có số người làm trong lĩnh vực này rất nhiều".
 
Bên cạnh hạn chế về số tiền đầu tư, Phó Thủ tướng còn chỉ ra tồn tại khiến khoa học chưa có nhiều bước tiến triển vượt trội như quá trình xây dựng kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương hầu như không có cấu phần kế hoạch phát triển khoa học công nghệ 5 năm đi kèm với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy không có cơ sở để giao nhiệm vụ cho lực lượng khoa học phục vụ thiết thực cho sự phát triển của các Bộ, ngành, địa phương.
 
Không những vậy, mức đầu tư của doanh nghiệp trong nước cho khoa học công nghệ không nhiều; việc quản lý đề tài còn nặng về thủ tục, chưa thực sự gắn với hiệu quả đầu ra.
 
Chiến lược phát triển khoa học
 
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 sẽ phải thay đổi cách quản lý tài chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học; đối với công tác nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học theo hướng quản lý đề tài khoa học theo các sản phẩm đầu ra; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ.
 
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ. Chiến lược nhấn mạnh mục tiêu phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới.
 
Tổng hợp theo VnE



Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner