Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 08:41 pm
Cập nhật : 13/05/2010 , 17:05(GMT +7)
‘Chuyển giao công nghệ cần có cơ chế rõ ràng’
‘Chuyển giao công nghệ cần có cơ chế rõ ràng’, đó là khẳng định của Giáo sư Nguyễn Quốc Vọng, kiều bào Australia, khi trao đổi với Đất Việt xung quanh nỗ lực khai thác tiềm năng trí thức kiều bào và vai trò chuyển giao công nghệ của họ.

Khi được hỏi đánh giá như thế nào về tiềm năng trí thức kiều bào, Giáo sư Nguyễn Quốc Vọng cho biết: “Nhập khẩu công nghệ được xem là khâu quan trọng nhất để ‘đi tắt đón đầu’ phát triển kinh tế bền vững. Với khoảng 400.000 trí thức đang làm việc tại nước ngoài, Việt Nam có tiềm năng lớn, nhưng trên thực tế thì việc chuyển giao công nghệ về nước vẫn chưa nhiều”.

Giáo sư Vọng nói tiếp, trí thức Việt Nam tại các nước thực sự là những người giỏi và có thể nói họ giỏi hơn, thậm chí giỏi gấp đôi, so với chuyên gia bản xứ cùng vị trí. Làm việc tại các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, họ hoàn toàn có khả năng giúp Việt Nam ở mọi ngành nghề tiếp cận với thành tựu khoa học kỹ thuật mới. 

Đây là tài sản quý báu của quốc gia nhưng thời gian qua, việc khai thác tiềm năng của những trí thức này còn quá ít và lãng phí. Thực tế, nhiều nước phải nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nhưng quan trọng là người ta biết biến tri thức đó thành của mình và phục vụ cho sản xuất trong nước, ví dụ như Australia.

GS Vọng hướng dẫn công nghệ trồng rau sạch của Australia tại ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Ảnh: V.H.

- Đâu là thuận lợi và khó khăn trong chuyển giao công nghệ về nước, thưa giáo sư?

- Liên quan đến khó khăn và thuận lợi thì phải trả lời hai câu hỏi. Thứ nhất là ai nhập, nhập làm gì?, thứ hai là - làm sao để công nghệ nhập nội đó ngay lập tức mang lại lợi ích cho sản xuất trong nước?. Điểm thuận lợi nhất đối với Việt Nam là nhiều công nghệ cần hiện nay đều đã có và anh em trí thức nắm được vấn đề này. Tuy nhiên, khó khăn là việc họ có chuyển về không và Việt Nam sẽ tiếp nhận như thế nào?

Với đời sống và kinh tế phát triển mạnh trong thời gian qua, chuyển giao công nghệ về nước không giống như thời kỳ Việt Nam còn khó khăn. Bây giờ chuyển giao công nghệ phải đi kèm với lợi ích, “phải sòng phẳng”. Công nghệ mới không hề rẻ, nếu chuyển giao công nghệ đó về thì lợi ích của người thực hiện và lợi ích của tập đoàn sở hữu công nghệ đó sẽ như thế nào. Tôi cho rằng, công nghệ có, chuyên gia có, giá cả hợp lý và đảm bảo lợi ích thì anh em chắc chắn sẵn sàng xem xét.

- Làm thế nào để phát huy vai trò của trí thức kiều bào trong chuyển giao công nghệ?

- Phát triển một đất nước là sự phát triển tổng hòa mọi tri thức, nên chúng ta phải có định hướng nhập khẩu công nghệ tổng thể. Không nên dứt khoát rằng nước này mạnh lĩnh vực này, nước khác mạnh lĩnh vực khác, rồi chỉ theo đuổi mặt mạnh của nước đó mà phải học tập các bước phát triển của một quốc gia để rút ra điểm mạnh và yếu từ đó đưa ra các chính sách cụ thể. Cũng cần phải cụ thể hóa câu hỏi: Hiện Việt Nam đang cần cụ thể cái gì, thì mới thu hút được sự quan tâm của anh em.

Ngoài cơ chế chuyển giao “sòng phẳng”, cũng cần có các trung tâm tiếp nhận công nghệ đủ tầm. Các trung tâm này có thể đặt ở bất cứ đâu, trường đại học, viện nghiên cứu hay doanh nghiệp. Việc triển khai chuyển giao cần phải có sự kết hợp của cả bốn nhân tố: chính phủ, chuyên gia, doanh nghiệp và người lao động tham gia trực tiếp. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam là nơi có khả năng nhất trong việc tiếp nhận các công nghệ và trực tiếp ứng dụng vào sản xuất trong nước.

Đối với từng cá nhân, thì mong muốn lớn nhất là có nơi làm việc với đầy đủ điều kiện, hoặc sẽ đầy đủ điều kiện, để họ có thể phát huy sở trường của mình, theo đuổi các dự án cho đến lúc thành công. Và tôi cho rằng, đặt trung tâm tiếp nhận ở doanh nghiệp gắn liền với lợi ích của họ và sẽ được đầu tư thích đáng.

- Xin cám ơn Giáo sư!

“Quá trình chuyển giao công nghệ về nước cần có cơ chế tiếp nhận có tính toán đến lợi ích của cả người chuyển giao và thành lập trung tâm tiếp nhận đủ tầm”, Giáo sư Nguyễn Quốc Vọng.

Hà Anh (thực hiện)

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner