Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 03:33 pm
Cập nhật : 03/01/2011 , 11:01(GMT +7)
Chiết tách chất chống ăn mòn kim loại từ cây chè
Ảnh minh họa.(Nguồn: Internet)
Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Tự Hải, Trưởng khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng vừa nghiên cứu thành công việc chiết tách hợp chất polyphenol từ cây chè, cây đước để chống ăn mòn kim loại.

Đây là đề tài cấp Bộ, được nghiên cứu với mục tiêu chiết tách hợp chất polyphenol nhóm tanin từ lá chè già phế phẩm và vỏ cây đước ở Quảng Nam - Đà Nẵng và ứng dụng hợp chất polyphenol nhóm tanin tách được để làm chất ức chế sạch, thân thiện môi trường trong chống ăn mòn kim loại và làm lớp lót cho màng sơn.

Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy hợp chất polyphenol nhóm tanin tách ra từ một số loài thực vật như lá chè, vỏ cây đước có thể được sử dụng để làm chất ức chế thân thiện môi trường trong chống ăn mòn kim loại và làm lớp lót cho màng sơn nhằm thay thế các lớp lót truyền thống gây độc hại môi trường.

Cụ thể, nguyên nhân ức chế ăn mòn kim loại của tanin là do tanin có chứa nhóm hidroxit và xeton nên khi tanin bị hấp phụ lên bề mặt kim loại thì các electron chưa liên kết của các nhóm này có thể liên kết với các obitan còn trống của kim loại để tạo thành lớp màng hoặc tạo phức tanat dạng vòng cùng với ion kim loại sẽ ngăn cách bề mặt kim loại với môi trường ăn mòn.

Nghiên cứu ăn mòn kim loại và giải pháp chống ăn mòn kim loại đã và đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một số chất ức chế truyền thống như cromat, photphat đã được sử dụng từ lâu trong ngành công nghiệp, tuy nhiên, do tính chất độc hại với môi trường nên các chất này không còn được sử dụng.

Nhiều hợp chất ức chế hữu cơ cũng đã được tổng hợp và ứng dụng, nhưng quá trình tổng hợp các chất ức chế này phức tạp và có giá thành tương đối cao.

Theo Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Tự Hải, Việt Nam là một nước nhiệt đới với hệ thực vật phong phú, trong đó có nhiều loài thực vật có chứa tanin với hàm lượng tương đối cao như đước, chè, keo lá tràm, thông... Việc sử dụng các nguồn nguyên liệu này không chỉ làm tăng giá trị sử dụng của các loài thực vật có chứa tanin mà còn trực tiếp cải thiện thu nhập cho nông dân.

Với ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn, đề tài đã được Hội đồng khoa học đánh giá đạt loại tốt.

(Theo TTXVN/Vietnam+)


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner