Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 02:28 pm
Cập nhật : 04/04/2011 , 13:04(GMT +7)
Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á – tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
PGS. TS. Chu Đức Dũng báo cáo tóm tắt kết quả Đề tài trước Hội đồng
Ngày 02/4, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á – tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” mã số KX.01.21/06-10 do PGS.TS. Chu Đức Dũng (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới) làm chủ nhiệm đề tài.

Biển Đông là một biển lớn trên thế giới, được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippin, Malaysia, Brunei, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Campuchia. Biển Đông nằm trong một khu vực kinh tế phát triển năng động và đang có vị trí ngày càng quan trọng về chính trị và kinh tế thế giới. Biển Đông có nguồn tài nguyên phong phú, là nút giao thông, thương mại chiến lược của khu vực và thế giới.
Thế kỷ 21 được thế giới xem là “Thế kỷ kinh tế biển và đại dương”. Hướng ra biển và đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều nước. Việt Nam là một quốc gia biển, có điều kiện thuận lợi trong cuộc tranh đua đó để phát triển đất nước, nên không thể bỏ qua xu thế này. Biển Đông còn có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế quốc tế của đất nước, về bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” là một bước đi đúng hướng và cấp thiết. Việc cần phải làm tiếp theo là làm sao thực hiện thành công (đồng thời với những điều chỉnh nếu cần thiết) chiến lược đó. Bởi vậy, việc nghiên cứu “Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á – tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” là một trong các nỗ lực đó.
Mục tiêu của đề tài là làm rõ chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á; phân tích so sánh các chiến lược nói trên và đánh giá tác động của việc thực hiện các chiến lược đó đối với khu vực và Việt Nam; phân tích những vấn đề đặt ra cho Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách thực hiện và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến năm 2020.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế biển và Biển Đông; là tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác nghiên cứu và giảng dạy. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những căn cứ tốt cho các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại cũng như chính sách phát triển các vùng ven biển.
Sản phẩm của đề tài gồm các báo cáo chuyên ngành, hơn 10 bài báo khoa học được đăng trên trên tạp chí và 2 cuốn sách; tạo lập được hệ thống dữ liệu phong phú; tham gia đào tạo 01 Thạc sĩ và 01 Nghiên cứu sinh…
Với những kết quả đề tài đạt được, Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất nghiệm thu đề tài đạt loại Xuất sắc.

Phương Nga


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner