Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN Thứ bảy, 19/04/2025 , 12:17 am
Cập nhật : 09/03/2013 , 16:03(GMT +7)
Chiến lược phát triển KH - CN giai đoạn 2011 - 2020: Bước đột phá để tăng tốc phát triển
Nguồn: edu.vn
Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011- 2020 được ban hành ngày 11.4.2012 một lần nữa khẳng định KHCN giữ một vai trò đặc biệt quan trọng tạo nên bước đột phá để tăng tốc phát triển đất nước. Theo Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân có 3 yếu tố mang tính đảm bảo để thực hiện thành công chiến lược phát triển khoa học đến giai đoạn 2011 - 2020, đó là ý chí của người lãnh đạo, nguồn đầu tư của Nhà nước, của xã hội và đội ngũ cán bộ khoa học tâm huyết, trí tuệ.

Tại một buổi tọa đàm diễn ra mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, thực tế hiện nay sự phát triển của KHCN vẫn chưa theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn, một trong những bất cập đó là đầu tư cho KHCN vừa chưa đủ về số lượng vừa chưa đảm bảo được thông lệ quốc tế. Chúng ta có mức đầu tư trên đầu người còn quá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, trong đó chủ yếu còn dựa vào ngân sách của Nhà nước chưa huy động được nguồn đầu tư từ xã hội.

Bên cạnh đó, nhận thức của giới quản lý đối với vai trò của KHCN trong quá trình hiện đại hóa đất nước có thể nói chưa được thể hiện một cách đầy đủ. Vì thế chúng ta không chịu tiếp cận với thông lệ quốc tế trong khi chúng ta đã hội nhập rất sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Lẽ ra chúng ta phải áp dụng những thông lệ quốc tế ví dụ như cấp phát kinh phí cho nghiên cứu thông qua các quỹ về KHCN hoặc là những cơ chế tài chính cho KHCN cũng phải theo thông lệ quốc tế.

Chưa kể đến nguồn nhân lực có trình độ cao được đào tạo bài bản chúng ta còn thiếu rất nhiều. Chính vì thế chúng ta chưa có tập thể nghiên cứu mạnh, chúng ta cũng chưa có được những công trình nghiên cứu có kết quả xứng tầm với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt chúng ta chưa gắn kết được giữa nguồn cung và nguồn cầu trong thị trường công nghệ, tức là không nghiên cứu theo đặt hàng của doanh nghiệp. Vì vậy trong chiến lược lần này Chính phủ yêu cầu phải khắc phục tất cả những điểm bất cập này, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Quân căn nguyên của những bất cập trên là do chúng ta sống trong thời bao cấp quá lâu. Hệ thống nghiên cứu và ứng dụng quen ỷ lại vào ngân sách Nhà nước, bây giờ chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm, nhiều nhà khoa học và nhiều cán bộ quản lý ở cơ sở nghiên cứu cảm thấy băn khoăn ngần ngại.

Cùng chung quan điểm với Bộ trưởng Nguyễn Quân, TSKH Phùng Đình Thực - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho rằng, trước hết là do nhận thức của những người lãnh đạo đơn vị, thứ hai là thiếu sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn và quan trọng là bản thân các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chưa thấy hết vai trò của KHCN, họ chưa nhìn thấy hiệu quả mà ứng dụng KHCN mang lại trong sản xuất. Theo Ts Thực, cần phải tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu và thực tiễn mà trước hết là ở các doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp không chỉ là nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học mà còn là nơi tạo ra những sản phẩm khoa học, vì thế mà chiến lược lần này khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các tổ chức, trung tâm nghiên cứu khoa học của mình. Điều này không chỉ có Việt Nam mà trên thế giới đã áp dụng mô hình này các tập đoàn lớn đều có các viện nghiên cứu rất mạnh.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Viện hàn lâm KH Việt Nam lại cho rằng, một trong những rào cản lớn đối với hoạt động KHCN chính là cơ chế tài chính. Hiện nay chúng ta không dựa vào sản phẩm đầu ra khoán chi cho khoa học thông qua hệ thống quỹ mà cái chính là chúng ta đưa ra các danh mục, xây dựng hệ thống bằng các chuyên đề để thực hiện việc tính toán đầu vào. Thực tế là rất hành chính hóa và như vậy các nhà khoa học không thể chủ động sáng tạo và loay hoay mất công tìm kiếm, đối phó với tình hình để giải ngân. Đây là điều rất tối kỵ trong hoạt động khoa học. Bên cạnh đó, chính sách tiền lương căn cứ vào cấp bậc lên xuống theo tỷ lệ, điều đó làm cho nhà khoa học chạnh lòng bởi vì họ nhìn nhận giống như lao động giản đơn trong khi đó bản thân hoạt động KHCN là hoạt động phức tạp hoạt động sáng tạo hoạt động đổi mới - GS Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ.

Như vậy để KHCN trở thành động lực then chốt trong phát triển kinh tế, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế như Chiến lược đã chỉ ra, không còn cách nào khác chúng ta phải vượt qua những rào cản, bất cập còn tồn tại.

Tăng tổng đầu tư xã hội cho KHCN đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% GDP vào năm 2020; bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KHCN không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm; giá trị giao dịch của thị trường KHCN tăng trung bình 15 - 17%/năm; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10 - 15% giai đoạn 2011 -2015 và trên 20% giai đoạn 2016 - 2020.

Đến năm 2015, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 9 - 10 người/10.000 dân; đào tạo và sát hạch theo chuẩn quốc tế 5.000 kỹ sư đủ năng lực tham gia quản lý, điều hành dây chuyền sản xuất công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của đất nước. Đến năm 2020, hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với khoa học và công nghệ; 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

Nguồn Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011 - 2020

 

 

Nguồn tin: Đại biểu Nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner