Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 09:36 am
Cập nhật : 10/11/2019 , 15:11(GMT +7)
Chìa khóa nào để doanh nghiệp sản xuất thông minh
Sản xuất thông minh là xu thế tất yếu và là cơ hội của doanh nghiệp
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm điều đó đồng nghiĩa với việc nếu không bắt kịp tiến độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức tác động không nhỏ.

Tối ưu hóa tự động

Trong bối cảnh cuộc CMCN4.0 hiện nay sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự trang bị đầy đủ kiến thức ở cấp quản lý và nhà hoạch định chính sách, ý thức về việc áp dụng, sử dụng công nghệ thông tin và mức độ hội nhập quốc tế cao về KH&CN và đổi mới sáng tạo, về thương mại đầu tư cho thấy tiềm năng của Việt Nam trong việc tiếp cận sản xuất thông minh, từng bước thực hiện thành công chuyển đổi nền kinh tế số, đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới.

Theo ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty Cổ phần Bê tông khí Viglacera cho biết, đối với các nhà máy sản xuất về vật liệu thì việc tối ưu hóa cho quá trình tự động hóa chưa phải đã thực hiện một cách triệt để. Do vậy, việc ứng dụng từ công nghiệp 4.0 của chúng ta vẫn còn những hạn chế nhất định. Ngoài ra, vấn đề con người tiếp cận về KH&CN 4.0 chúng ta cũng cần phải có đội ngũ nhân sự tiếp cận được cùng với việc xây dựng hệ thống chúng tôi thấy rằng đó là những khó khăn chúng ta cần phải xây dựng tiếp tục.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp cho rằng, khó khăn đầu tiên là doanh nghiệp chưa có cơ hội để tìm hiểu, có hiểu biết đầy đủ về sản xuất thông minh. Thứ hai là doanh nghiệp chưa biết bắt đầu từ đâu, cho dù doanh nghiệp có kiến thức nhưng chưa biết được hiện trạng doanh nghiệp bắt đầu triển khai sản xuất thông minh từ đâu và như thế nào? Thứ ba là doanh nghiệp chưa sẵn sàng về các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng.

“Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu nhiều dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại nhưng chúng ta chưa có sự sẵn sàng về nguồn nhân lực trong việc sản xuất thông minh. Ở Việt Nam các doanh nghiệp chưa có sự hỗ trợ từ các bên có liên quan, hay nói cách khác chúng ta chưa có hệ sinh thái hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản xuất thông minh. Trong hệ sinh thái gồm các nhà xây dựng chính sách, các nhà tư vấn về công nghệ, các nhà tư vấn về tài chính, các doanh nghiệp giải pháp, doanh nghiệp sản xuất, các viện trường cũng như là các tổ chứ nước ngoài hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam”, ông Hà Minh Hiệp chia sẻ.

Tạo đà phát triển sản xuất thông minh

Hiện nay, nhiều cơ chế chính sách liên quan đến phát triển sản xuất thông minh đã được ban hành. Cụ thể là, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nội dung về sản xuất thông minh và các nhà máy thông minh là một trong những vấn đề rất quan trọng.

Cùng với đó Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cườn năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Mới đây, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, trong đó các vấn đề liên quan đến sản xuất thông minh được Đảng và Nhà nước đặt lên vị trí quan tâm rất xứng đáng. Vừa qua, Bộ KH&CN cũng đã tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến KH&CN trong các dự thảo: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp thúc đẩy năng suất lao động quốc gia để giúp cho các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân tham gia tiếp cận về công nghiệp 4.0 cũng như sản xuất thông minh.

Ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ: “Chúng tôi đang tập trung nghiên cứu xây dựng công cụ để giúp chúng ta đánh giá được hiện trạng cũng như năng lực của doanh nghiệp đối với việc tiếp cận sản xuất thông minh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một năng lực tiếp cận khác nhau dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng cũng như năng lực về nguồn nhân lực. Chúng ta cần phải có công cụ đó. Công cụ giúp cho doanh nghiệp sản xuất thông minh chính là chìa khóa để cho doanh nghiệp bước vào cuộc hành trình sản xuất thông minh”.

Có thể nói cuộc CMCN 4.0 đang tạo nên những cải cách đáng kể về công nghệ sản xuất trong đó sản xuất thông minh đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đang trở thành xu thế tất yếu. Các nhà máy thông minh với các công nghệ đột phá đang làm thay đổi phương thức làm việc truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng và hiệu quả khác biệt vượt trội. Việc thay đổi phương thức sản xuất phù hợp với phát triển về công nghệ thế giới sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường kể cả trong nước, khu vực và trên thế giới.

Lê Chi

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner