Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 02:36 am
Cập nhật : 09/04/2012 , 11:04(GMT +7)
Cha đẻ kit thử nhanh-Phạm Quốc Anh: Tôi sống rất ổn!
Ths Phạm Quốc Anh
Th.S Phạm Quốc Anh bán sản phẩm nghiên cứu bằng 2 cách: Bán đứt công nghệ và hợp tác để cùng nhau sản xuất.

Đề tài nhỏ dễ bán hơn đề tài lớn

Trong khi nhiều nghiên cứu của các đồng nghiệp không thể đến được tay người tiêu dùng, thì sản phẩm của những nhà khoa học trẻ có nhiều triển vọng triển khai rộng ở ngoài thị trường.

Th.S Phạm Quốc Anh, phó ban CNSH, Trung tâm Nghiên cứu triển khai, Khu CNC TPHCM cho biết: Thông thường với những đề tài nhỏ, anh chọn hình thức 1, mua đứt bán đoạn và không còn nghĩa vụ gì với nhau. Còn đối với đề tài lớn có giá trị cao, anh sẽ hợp tác sản xuất, tuy nhiên bí quyết sản xuất chỉ một mình anh nắm và "chìa khóa không trao tay”.

“Thực tế cho thấy các đề tài nhỏ tôi dễ bán hơn đề tài lớn. Các doanh nghiệp thường chỉ muốn mua với giá rẻ nhất. Tuy phải bán với giá trị thấp nhưng bù lại vẫn có thể được cho nhiều người mà không lo kiện tụng. Còn đối với những đề tài lớn, có hàm lượng công nghệ cao tôi chọn phương án 2”.

Trước đây khi theo học Th.S tại Đại học Sydney, Úc, anh từng làm đề tài “Nghiên cứu phát triển ELISA kit phát hiện nhanh dư lượng thuốc tăng trọng Clenbuterol trong thịt heo”.

“Tôi được mời đi báo cáo tại nhiều hội nghị nước ngoài về đề tài này. Khi về nước, tôi có hợp tác với  một công ty nhằm thương mại hóa sản phẩm cũng như nghiên cứu phát triển thêm để chế tạo các que thử sinh học dễ sử dụng hơn cho mọi đối tượng và mở rộng nghiên cứu thêm cho nhiều loại độc tố khác.”

Giải thích lý do kết hợp, anh bảo “bản thân tôi là nhà khoa học nên khi đưa được một sản phẩm ra thị trường gặp không ít khó khăn như đăng ký bản quyền, làm các thủ tục lưu hành sản phẩm cũng như phương thức phân phối sản phẩm đến tay người mua...

Khi liên kết với doanh nghiệp, họ giúp tôi gỡ bỏ những khó khăn này. Hiện chúng tôi đang liên hệ hệ với các chi cục  thú y và chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh thành trên cả nước nhằm thương mại hóa các sản phẩm này”.

Quan niệm sai lầm

Tôi hỏi: bí quyết nào khiến cho những sản phẩm của anh luôn “đắt như tôm tươi”?.  Thoáng chút đăm chiêu rồi anh trả lời: Thứ nhất lĩnh vực mà tôi nghiên cứu vì lĩnh vực mới vì thế có nhiều “đất để dụng võ”, các trang thiết phục vụ nghiêu cứu cũng ổn. Hiện nay các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học tại Việt Nam được nhà nước đầu tư khá tốt nên không hề thiếu thiết bị. Hơn thế, nếu thiếu thiết bị, tôi có thể thuê thiết bị từ nơi khác nên không gặp nhiều khó khăn.

Th.S Quốc Anh và thầy hướng dẫn, GS. Ivan R. Kennedy khoa Nông nghiệp, trường ĐH Sydney, Úc

Thứ nữa, sản phẩm của tôi đều là những thứ mà thị trường đang cần. Tôi nghĩ một sản phẩm khoa học có tung ra được thị trường hay không ảnh hưởng bởi định hướng nghiên cứu ban đầu. Ngay từ đầu, nhà khoa học phải xác định được đầu ra cho đề tài nghiên cứu của mình và phải làm theo đơn đặt hàng từ doanh nghiệp.

Rồi anh cho biết thêm: Hiện nay có nhiều người đang ngộ nhận rằng khi thực hiện xong đề tài, công trình được nghiệm thu thành công là đều có thể thương mại hóa. Quan điểm này là sai lầm. Theo tôi để một sản phẩm hoàn thiện và thương mại hóa được thì phải qua thêm một giai đoạn phát triển sản xuất. Đây là giai đoạn quyết định tính ổn định, chất lượng cũng như giá thành sản xuất.

Làm chủ thu nhập của mình

Anh kể, khi mới đi học về, nhiều người hỏi, sao không ở lại, về Việt Nam với đồng lương ít ỏi của người làm khoa học, liệu có sống tốt được không? Tôi trả lời tôi sống rất ổn.

Để dẫn chứng anh kể: Khi học Th.S ở Úc, tôi nghĩ với khả năng của tôi hoàn toàn có thể xin được một công việc tại đó. Tuy nhiên, tôi thấy thành quả của mình có được ngày hôm nay là từ sự giúp đỡ của chính phủ Việt Nam, nên tôi phải có trách nhiệm trở về.

Th.S Quốc Anh được chọn là 1 trong 4 diễn giả trẻ báo cáo tại một hội nghị tại Melbourne, Úc vào tháng 7/2010

Rồi anh còn nháy mắt bảo: "Hơn thế khi về Việt Nam tôi có thể giữ được một vị trí nào đó trong ngành khoa học và được nghiên cứu theo định hướng do mình đặt ra do ngành công nghệ sinh học tại Việt Nam còn non trẻ. Ngoài ra, hướng nghiên cứu về quicktest (kít thử nhanh) cho an toàn thực phẩm của tôi làm có thể xem là tiên phong.

Tôi theo định hướng khoa học ứng dụng, vì vậy không gặp nhiều khó khăn trong giải quyết vấn đề thu nhập. Đúng là thu nhập cho những người làm nghiên cứu còn thấp, tuy nhiên nếu tận dụng được tốt các máy móc thiết bị và cơ sở vật chất do nhà nước đầu tư, các nhà khoa học hoàn toàn có thể làm chủ thu nhập của mình.

Từ khi về nước, tôi làm chủ nhiệm 2 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho khoảng 3 công ty, cố vấn khoa học cho 2 doanh nghiệp. Do vậy, tôi tự chủ được nguồn thu của mình mà không hề phải làm thêm những công việc khác trái ngành và vẫn nâng cao được trình độ chuyên môn".

Th.S Phạm Quốc Anh, sinh năm 1978. Năm 2006, anh sang Úc học Th.S theo chương trình học bổng của chính phủ Úc. Năm 2010, anh là một trong 4 nhà khoa học trẻ của thế giới được tổ chức OPCW(The Office for the Prohibitions of Chemical Weapons) chọn làm diễn giả danh dự cho hội nghị “12th IUPAC International Congress of Pesticide Chemistry”.
Năm 2009, anh về nước và hiện đang làm phó ban CNSH, Trung tâm Nghiên cứu triển khai, Khu CNC TPHCM. Năm 2011, anh kết hợp với doanh nghiệp cho ra mắt thị trường các kít thử nhanh dư lượng hormon tăng trọng Clenbuterol trong thịt lợn và độc tố nấm mốc Aflatoxin trong nông sản.

 





 

Nguồn tin: Bee.net.vn

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner