Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hội nhập Quốc tế Chủ nhật, 24/11/2024 , 01:44 am
Cập nhật : 07/10/2010 , 10:10(GMT +7)
Carbon tiếp tục được vinh danh cùng giải Nobel
Chân dung ba nhà khoa học lần lượt nhận giải Nobel Hóa học 2010
Nếu như giải Nobel Vật lý 2010 được trao cho công trình nghiên cứu graphene, một dạng thù hình của carbon, thì vật chất này tiếp tục được nhắc đến trong giải Nobel Hóa học 2010.

Ba nhà khoa hoc Richard F. Heck, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki đã được trao giải Nobel Hóa học 2010 vì công lao đã tìm ra cách mới, hiệu quả hơn trong việc thực hiện phản ứng ghép cặp chéo để tổng hợp các phân tử phức tạp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của nhân loại ngày nay.

Cụ thể, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên đã cho phép tổng hợp các chất hữu cơ (phản ứng giữa các hợp chất chứa carbon) nhờ chất xúc tác palladium. Giá trị của công trình được ví như đã tạo ra một công cụ đầy quyền lực trong ngành hóa học. Từ nghiên cứu trên, nhân loại có thể tạo ra thuốc chống điều trị ung thư, các loại thuốc bảo vệ mùa màng không có tác dụng phụ.


Hóa học hữu cơ là ngành nghiên cứu những hợp chất cơ bản tạo nên sự sống, từng giải mã về nhiều hiện tượng tự nhiên như màu sắc của hoa, nọc độc của rắn hay tìm ra thuốc kháng sinh giúp con người chống lại "kẻ thù truyền kiếp" là các loài vi khuẩn.

Nắm được kiến thức về hóa học hữu cơ, con người có thể tái tạo sự sống từ cấp độ phân tử.  Tuy nhiên, để làm được điều đó, một bài toán lớn đặt ra với các nhà khoa học là: làm thể nào để liên kết các nguyên tử carbon(?), thành phần cơ bản và chủ yếu của sự sống nhưng lại không dễ dàng "dính" với nhau theo ý muốn của con người.

Đã có nhiều phương pháp được đề ra, nhưng vấn để chỉ trở nên dễ dàng hơn khi ba nhà khoa học trên tìm ra cách sử dụng palladium làm chất xúc tác cho các phản ứng giữa các chất hữu cơ với nhau.


Nhà khoa học Richard F. Heck sinh năm 1931, hiện làm việc tại ĐH Delaware, Mỹ. Ông hoàn thành luận văn tiến sĩ tại ĐH California Los Angeles, Mỹ. Còn hai nhà khoa học Ei-ichi Negishi (sinh năm 1935, làm việc tại ĐH Purdue, Mỹ) và Akira Suzuki (sinh năm 1930, làm việc tại ĐH Hokkaido, Nhật Bản) là công dân Nhật Bản. Ông Ei-ichi Negishi sinh tại Trung Quốc, khi bố mẹ làm việc tại đây. Ông hoàn thành luận văn tiến sĩ năm 1963, tại ĐH Pennsylvania, Mỹ.

Giống với Nobel Hóa học 2009, Nobel Hóa học 2010 tiếp tục được... chia ba. Các nhà khoa học nhận giải Nobel 2009 là Venkatraman Ramakrishnan, Thomas A. Steitz và Ada E. Yonath nhờ công lao nghiên cứu cấu trúc, chức năng thể ribosom, một cơ quan được ví như "nhà máy sản xuất protein" trong tế bào.

Đất Việt


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner