Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 05:34 pm
Cập nhật : 06/10/2011 , 14:10(GMT +7)
Cạnh tranh sẽ giúp đổi mới doanh nghiệp
Toàn cảnh hội thảo quốc tế chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới của Việt Nam (giai đoạn 2011-20
Đó là ý kiến của ông Hannu Kokko, Cố vấn trưởng IPP khi nói về kinh nghiệm đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ở Việt Nam tại hội hội thảo quốc tế chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) của Việt Nam (giai đoạn 2011-2020), ngày 05/10/2011, tại Hà Nội.

Đây là hội thảo do Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức.

Theo ông Hannu Kokko, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới sáng tạo ở mức thấp hoặc thỉnh thoảng mới có hoạt động đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, có vô số ý tưởng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng yếu điểm lại chính là việc thương mại hóa thành công các ý tưởng và phát minh đó.

Ông Carlos Aguirre-Bastos – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Boliavia cho rằng để tiếp tục tăng trưởng Việt Nam phải hướng tới một nền kinh tế có năng suất và có tính cạnh tranh ngày càng cao. Bởi cạnh tranh sẽ giúp đổi mới các doanh nghiệp, từ đó đất nước có thể sử dụng tối đa các nguồn lực tài năng con người và năng lực của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Carlos Aguirre, việc đạt tốc độ tăng trưởng cao phụ thuộc rất nhiều vào năng lực làm chủ công nghệ mới cũng như đổi mới công nghệ của các đơn vị, doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước được cho là có thể đột phá trong chuyển đổi sang các công nghệ tiên tiến hơn, nhưng các doanh nghiệp đó chưa biểu hiện tính đổi mới. Ngược lại các doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng chưa phát triển đầy đủ để lấp khoảng trống này.

Ông Henri Dou- Giám đốc tổ chức Đổi mới tình báo chiến lược Atelis (Pháp) đưa ra ví dụ tại nhiều nhiều nước, chẳng hạn như các nước châu Mỹ La tinh, người ta nhận tài trợ chỉ một lần cho bước nghiên cứu đầu tiên, và họ sẽ không cấp hơn nữa. Ông Henri Dou nhấn mạnh đối với Việt Nam, chuyển động nhanh là điều cần thiết. Thay vì mất quá nhiều thời gian vào xây dựng những nấc thang ban đầu của thang công nghệ, ông khuyến cáo nên sử dụng những công nghệ hiện có sẵn để xây dựng nền móng cho việc thực hiện các tiến bộ mới.

Trước hiện trạng hệ thống KH&CN và Đổi mới ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách KH&CN cho rằng, các yếu tố của hệ thống STI đã tồn tại nhưng không hoạt động như một hệ thống mà còn nhiều trở ngại và ách tắc như: tổ chức KH&CN năng suất thấp, cơ cấu bất hợp lý, năng lực tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế, không tận dụng được nguồn tri thức và công nghệ từ bên ngoài, đầu tư cho KH&CN ít, dàn trải, thiếu hiệu quả, hay thiếu tính liên kết giữa viện-trường-doanh nghiệp…

Theo đó năm giải pháp chiến lược phát triển KH&CN 2011-2020 được ông Quân đưa ra là: tăng cường đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính (tăng cường đặt hàng, khoán và mua kết quả nghiên cứu; trích tối thiểu 10% lợi nhuận trước thuế cho quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp…); phát triển nguồn nhân lực, tổ chức cơ sở hạ tầng KH&CN (có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài KH&CN, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh); hoàn thiện môi trường thể chế  hoạt động KH&CN; tăng cường hội nhập quốc tế và xây dựng các chương trình KH&CN cụ thể hóa các trọng tâm chiến lược.

Hội thảo  được tổ chức trong khuôn khổ hoạt động chung của Dự án Tư vấn Chính sách về Chiến lược Khoa học, Công nghệ và Đổi mới giai đoạn 2011-2020 và Thực hiện Luật Công nghệ Cao.

Thông qua hai chủ đề chính là vai trò của Khoa học, công nghệ và đổi mới trong quá trình phát triển của Việt Nam và những cơ hội, thách  thức từ các xu hướng kinh tế - xã hội và công nghệ hiện nay, hội thảo đã tập trung thảo luận, hỏi đáp xoay quanh những nội dung như: hiện trạng KH-CN và Đổi mới (STI) của Việt Nam; các thành tố của Khung STI được xây dựng ra sao, chiến lược và chính sách 2011-2020 sẽ xây dựng theo hướng nào…

10 chuyên gia hàng đầu về tư vấn chính sách đến từ các nước như: Áo, Pháp, Đan Mạch, Hàn Quốc, Phần Lan, Vương quốc Anh, Bolivia đã trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chiến lược phát triển KH&CN đối với Việt Nam.

Diệu Huyền





Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner