Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 05:55 pm
Cập nhật : 10/08/2021 , 08:08(GMT +7)
Cạnh tranh công nghệ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Đạo luật đổi mới và Cạnh tranh năm 2021 là một sáng kiến nhằm thúc đẩy sự lãnh đạo của Mỹ trong đổi mới KH&CN thông qua đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ quan trọng đối với an ninh quốc gia và khả năng cạnh tranh kinh tế của Mỹ. Theo đó, đạo luật sẽ cho phép các nguồn lực mới để đảm bảo Mỹ không bị tụt hậu trong các công nghệ của tương lai như trí tuệ nhân tạo, sản xuất tiên tiến, không dây thế hệ tiếp theo, vật liệu tổng hợp, các giải pháp phòng chống thiên tai và năng lượng tiên tiến liên quan đến biến đổi khí hậu.

Nội dung nổi bật của đạo luật

Với khoảng 250 tỉ USD được thiết kế để thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong 5 năm tới, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm của dự luật là khoản phân bổ trị giá 52 tỉ USD dành cho sản xuất chất bán dẫn trong nước. Cho phép các khoản đầu tư mới vào nghiên cứu và phát triển của Liên bang: USICA sẽ cho phép tăng hơn gấp đôi ngân sách của Quỹ Khoa học Quốc gia trong vòng 5 năm, từ 8,5 tỉ USD trong năm tài chính 2020

lên 21,3 tỉ USD trong năm tài chính 2026. USICA sẽ cải thiện an ninh quốc gia bằng cách ủy quyền 17,5 tỉ USD trong 5 năm cho Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA), tăng gấp đôi ngân sách của cơ quan. Ủy quyền tài trợ mới cho nghiên cứu của Bộ Năng lượng tại Phòng thí nghiệm Quốc gia và các cơ sở sử dụng trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng, tập trung vào đổi mới trong các lĩnh vực như lưu trữ năng lượng, hiện đại hóa lưới điện và thu giữ carbon.

USICA sử dụng 39 tỉ USD trong các quỹ phù hợp của khu vực tư nhân để khuyến khích năng lực sản xuất chất bán dẫn trong nước, phù hợp với “Đạo luật chip cho Mỹ” như một phần của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm FY2021. Dành hơn 10,5 tỉ USD cho nghiên cứu của chính phủ để hợp tác phát triển thế hệ công nghệ bán dẫn tiếp theo ở Mỹ. Dự luật sẽ thiết lập một chương trình phục hồi chuỗi cung ứng của Bộ Thương mại, tập hợp chính phủ, ngành công nghiệp và các đối tác quốc tế để xác định và lập kế hoạch cho những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng trước khi chúng xảy ra.

Tăng cường chuyển giao công nghệ và thương mại hóa, tăng lợi tức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) và tập trung nghiên cứu công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng của quốc gia. Theo đó, USICA sẽ thành lập một Ban Giám đốc công nghệ NSF đầu tiên của loại hình này để đẩy nhanh sự phát triển và dịch thuật các công nghệ mới tại Mỹ. Tổng cục công nghệ sẽ đầu tư vào các văn phòng chuyển giao công nghệ của trường đại học, để xác định các công nghệ có triển vọng và bảo hộ các sản phẩm nghiên cứu thông qua việc cấp bằng sáng chế trong nước và quốc tế...Việc đầu tư nhằm tạo ra một lực lượng lao động STEM, nghiên cứu, đổi mới và sản xuất đa dạng và phân bổ theo khu vực địa lý. Về nội dung này, USICA sẽ cho phép NSF đầu tư mới vào giáo dục STEM và phát triển lực lượng lao động, từ dưới 1 tỉ USD trong năm tài chính 2020 lên hơn 4 tỉ USD mỗi năm vào năm tài chính 2026. Tạo ra một vị trí đã được Thượng viện xác nhận trong NSF, đặc biệt tập trung vào các phương pháp tiếp cận dựa trên số liệu để cải thiện sự tham gia của các nhóm dân số không có đại diện trong STEM. Đồng thời, USICA sẽ ủy quyền tài trợ cho các chương trình mới và hiện có để giải quyết khoảng cách lực lượng lao động STEM, nâng cao năng lực giáo dục tại các cơ sở của quốc gia, kinh nghiệm nghiên cứu đại học, học bổng đại học cộng đồng, học nghề, nghiên cứu sinh sau đại học và thực tập sinh. Ngoài ra, USICA còn dành 20% của tất cả các quỹ NSF cho các tiểu bang và khu vực pháp lý tham gia vào Chương trình được thành lập để kích thích nghiên cứu cạnh tranh (EPSCoR), chương trình này xây dựng năng lực nghiên cứu và STEM trong các lĩnh vực theo truyền thống nhận ít hơn 0,75% ngân sách hàng năm của NSF. Ủy quyền một chương trình mới trị giá 10 tỉ USD của Bộ Thương mại để xây dựng các trung tâm công nghệ khu vực do địa phương định hướng nhằm thu hút đầu tư của khu vực tư nhân và phát triển lực lượng lao động địa phương. Ủy quyền cho Đối tác mở rộng sản xuất NIST tăng gấp ba lần, từ 150 triệu USD lên 480 triệu USD hàng năm, để hỗ trợ các nhà sản xuất vừa và nhỏ về an ninh mạng, đào tạo lực lượng lao động và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Tại Việt Nam, KH&CN luôn có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của đất nước. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996 đã khẳng định, khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1.11.2012, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI tiếp tục khẳng định, phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Đến Văn kiện Đại hội XII của Đảng năm 2016 tiếp tục khẳng định những nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của KH&CN đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, đồng thời đã phát triển và nhấn mạnh rõ hơn KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu; KH&CN là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới... lấy KH&CN, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang hoạt động trên đất nước ta.

Trong bối cảnh hiện nay Đảng, Nhà nước đã nâng tầm vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cụ thể, tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định coi khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất tiến tới phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời yêu cầu: “Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”.

Trước bối cảnh cạnh tranh công nghệ, căng thẳng giữa các nước lớn khả năng sẽ còn kéo dài và ngày một gia tăng trong những năm tới, việc xây dựng đưa ra các chính sách cụ thể, phù hợp, nhanh, quyết liệt, để tranh thủ cơ hội nhằm phục phụ bảo vệ đất nước, tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trong nước, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cục có thể xảy ra có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Một số nội dung cần quan tâm như:

Rà soát và hiệu chỉnh chiến lược phát triển công nghệ của Việt Nam hiện nay trong tương quan với khu vực, tập trung kiến nghị các định hướng lớn về lựa chọn các mô hình, loại hình công nghệ phù hợp với nhu cầu bảo đảm an ninh của đất nước và phát triển kinh tế nhanh, bền vững; hợp tác với các tập đoàn công nghệ của các nước phù hợp với nhu cầu phát triển và nhu cầu an ninh của Việt Nam, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn định hướng nghiên cứu, áp dụng và phát triển công nghệ của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn.

Đa dạng hóa đối tác và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KH&CN có trọng tâm, trọng điểm, theo lĩnh vực ưu tiên; gắn kết giữa hợp tác quốc tế về KH&CN với hợp tác quốc tế về kinh tế; chú trọng, đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác phát triển, khuyến khích hoạt động R&D trong doanh nghiệp.

Tập trung xây dựng đồng bộ đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm huyết; phát triển các tổ chức, tập thể KH&CN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng ứng dụng, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp...

Có cơ chế chính sách đặc thù, có thể “phá rào” nhằm tạo điều kiện tháo gỡ nhanh các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển các chương trình KH&CN, quỹ KH&CN,... nhằm thực hiện tốt chủ chương của Đảng, Nhà nước coi KH&CN và đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất tiến tới phát triển nhanh, bền vững. Với chủ chương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành, tới đây sẽ có các chính sách về KH&CN mang tính “đột phá” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững.

Nguồn: laodong.vn


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner